VN-Index giảm 4,34% về còn 906,01 điểm, VN30-Index giảm 4,1% về còn 891,97 điểm. HNX-Index và HNX30-Index giảm tương ứng 3.85% và 3.63%. Lực bán giá thấp xuất hiện ngay đầu phiên và càng gia tăng mạnh về cuối phiên đã khiến các chỉ số trên TTCK Việt Nam có phiên giảm mạnh nhất từ ngày 6/2 đến nay.
Nhóm VN30 chỉ có SBT tăng 1,7% và 29 mã giảm trong đó HSG, STB, BID, CTG, VIC giảm sàn. Thị trường chịu áp lực rất lớn từ nhóm vốn hóa trụ cột và nhóm ngân hàng; bên cạnh đó nhiều mã ở nhóm chứng khóa, bất động sản cũng chịu áp lực bán giá thấp đến giảm sàn như HCM, VCI.
Trên thị trường phái sinh, giá các hợp đồng tương lai (HĐTL) theo đó cũng giảm mạnh từ 28,4 – 32,2 điểm và bám sát VN30-Index cũng như giá lý thuyết của HĐ. Các HĐTL cùng đóng cửa tại mức thấp nhất ngày. HĐ F1809 hiện đang có giá cao nhất trong 4 HĐTL tại mức 893,9 điểm.
Thị trường phái sinh tiếp tục thu hút dòng tiền trong bối cảnh thị trường biến động mạnh theo hướng tiêu cực. Khối lượng giao dịch (KLGD) và khối lượng mở tiếp tục tăng lên khá, lần lượt đạt 139.390 HĐ và 13.613 HĐ, gần tiến sát với các mức cao nhất trong quá khứ, lần lượt là 141.765 HĐTL và 13.856 HĐTL.
Chỉ số VN30 bất ngờ phá vỡ của đáy ngắn hạn gần đây 919 điểm và đóng cửa nằm nhẹ trên hỗ trợ ngày 890 điểm. Cây nến giảm điểm mạnh và rơi mạnh ra ngoài dải Lower Band cho thấy áp lực bán mạnh và hơi quá đà. Khối lượng giao dịch tiếp tục gia tăng lên mức 67,9 triệu đơn vị, cao hơn 19 triệu đơn vị so với trung bình 20 phiên trở lại đây. Đây là lần thứ 3 chỉ số kiểm sát mốc hỗ trợ 881 điểm kể từ tháng 12/2017. SSI Retail Research cho rằng VN30 sẽ có phản ứng quanh vùng này và có khả năng sớm hồi phục trở lại.
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.