Chia sẻ:

Toàn cảnh thị trường tiền tệ: Phối hợp linh hoạt chính sách tiền tệ và tài khóa

 

Tại cuộc họp toàn thể Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia chiều ngày 28/3, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh việc điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trong thời gian tới tiếp tục kiên định với mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

 

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Trung Quốc ghi nhận chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tăng mạnh nhất trong hơn một năm qua

 

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cũng công bố dữ liệu khảo sát cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc vào tháng 3 đạt mức 50.8 điểm, mạnh nhất kể từ tháng 2 năm 2023, nhờ số lượng đơn hàng mới từ khách hàng trong và ngoài nước ngày càng tăng (dưới mốc 50 điểm thì hoạt động sản xuất đang bị suy giảm).

 

Một số thông tin kinh tế quan trọng của Mỹ

 

GDP quý IV/2023 của Mỹ tăng 3.4% so với quý trước đó. Tăng trưởng cả năm 2023 của Mỹ được giữ ở mức 2.5%. Chỉ số giá tiêu dùng (PCE) lõi tháng 2.2024 tại Mỹ tăng nhẹ 0.3% so với tháng trước đó. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ tuần kết thúc ngày 23/3 ở mức 210 nghìn đơn, tương đương gần mức 212 nghìn đơn như tuần trước đó.

 

 

2. Tin Trong nước

Lạm phát quý I/2024 tăng trong tầm kiểm soát

 

Lạm phát cơ bản tháng 3/2024 tăng 0.03% so với tháng trước và tăng 2.76% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2.81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3.77%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

 

Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6.98%, đóng góp 1.73 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.

 

Thanh khoản dồi dào và dư địa tăng trưởng tín dụng còn nhiều

 

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì cuộc họp toàn thể của Hội đồng. Dự phiên họp có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội đồng cùng các thành viên hội đồng. Phía Ngân hàng nhà nước cho biết tín dụng đầu năm tăng thấp chủ yếu do yếu tố mùa vụ của dịp Tết Nguyên đán và khả năng hấp thụ vốn chưa cao, tuy nhiên đã phục hồi trong tháng 3/2024. Thanh khoản dồi dào và dư địa tăng trưởng tín dụng còn nhiều để các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế trong thời gian tới. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, … Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho biết: Điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trong thời gian tới cần tiếp tục kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hiệu quả; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thu hút vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao; bảo đảm cung ứng hàng hóa, thúc đẩy tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước; triển khai hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.

 

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Chốt ngày 29/3, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 2.78% (+2.58%); 1 tuần 3.0% (+2.52%); 2 tuần 3.02% (+1.82%); 1 tháng 3.30% (+1.54%) so với phiên cuối tuần trước.

 

Lãi suất USD: không biến động nhiều ở hầu hết các kỳ hạn ngắn. Phiên cuối tuần 29/3, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5.21% (không đổi); 1 tuần 5.29% (-0.01%); 2 tuần 5.35% (-0.03%) và 1 tháng 5.40% (không đổi) so với phiên cuối tuần trước.

 

Thời hạn

Kết tuần 3 tháng 3 (15/03/24) Kết tuần 4 tháng 3 (22/03/24) Kết tuần 4 tháng 3 (29/03/24) Biến động

Qua đêm

0.86 0.20 2.78 +2.58%

1 tuần

1.09 0.48 3.00

+2.52%

2 tuần 1.44 1.20 3.02

+1.82%

1 tháng 2.04 1.76 3.30

+1.54%

 

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Nước tại cuộc họp toàn thể Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia chiều ngày 28/3, lãi suất bình quân huy động và cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới lần lượt ở mức 3.1%/năm và 6.5%/năm, giảm tương ứng khoảng 0.4%/năm và 0.6%/năm so với cuối năm 2023. Tín dụng đầu năm tăng thấp chủ yếu do yếu tố mùa vụ của dịp Tết Nguyên đán và khả năng hấp thụ vốn chưa cao, tuy nhiên đã phục hồi trong tháng 3/2024. Thanh khoản dồi dào và dư địa tăng trưởng tín dụng còn nhiều để các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế trong thời gian tới.
  • Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho biết: Điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trong thời gian tới tiếp tục kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
  • Do đó, trong thời gian tới, mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức thấp hoặc có thể giảm thêm để hỗ trợ tối đa khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.

 

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ 

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 20/3, KBNN huy động thành công 7,455 tỷ đồng/13,000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu (57%). Trong đó, kỳ hạn 7 năm huy động được 400 tỷ đồng/2,000 tỷ đồng gọi thầu, kỳ hạn 10 năm huy động thành công 3,500 tỷ đồng/5,000 tỷ đồng gọi thầu và kỳ hạn 15 năm huy động được 3,555 tỷ đồng/4,500 tỷ đồng gọi thầu. Kỳ hạn 5 năm và 20 không có khối lượng trúng thầu. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 7 năm là 2.02% (-1.78%), 10 năm là 2.42% (+0.03%), 15 năm 2.62% (+0.03%) so với phiên đấu thầu trước.

 

Trên thị trường thứ cấp: Từ 25-29/3, giá trị giao dịch Outright và Repos đạt trung bình 14,846 tỷ đồng/phiên, tăng mạnh so với mức 9,062 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua tiếp tục xu hướng tăng ở tất cả các kỳ hạn.

 

Chốt phiên 29/3, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1.58% (+0.19%); 2 năm 1.60% (+0.19%); 3 năm 1.63% (+0.17%); 5 năm 1.81% (+0.14%); 7 năm 2.23% (+0.17%); 10 năm 2.63% (+0.09%); 15 năm 2.81% (+0.08%); 30 năm 3.05% (+0.01%) so với phiên trước đó.

 

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 27/3 (KBNN)

7 năm

2.02% (-1.78%)
10 năm

2.42% (+0.03%)

15 năm

262% (+0.03%)

 

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 3/4 (tỷ VND)

5 năm

2,000

7 năm

1,000
10 năm

6,000

15 năm

5,500

30 năm

500

 

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trên thị trường sơ cấp duy trì so với tuần trước đó, đi kèm lãi suất trúng thầu tăng giảm ở các kỳ hạn khác nhau so với tuần trước đó.
  • Thị trường thứ cấp ghi nhận giá trị giao dịch tăng mạnh so với tuần trước đó đi kèm mức lợi suất tăng ở tất cả các kỳ hạn.
  • Thị trường giao dịch sôi động trở lại sau khi quyết định giữ nguyên lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ.

 

 

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 18-29/3, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 15,000 tỷ đồng, lãi suất ở mức 4.0%. Không có khối lượng trúng thầu, không còn khối lượng lưu hành trên thị trường. NHNN chào thầu tín phiếu NHNN kỳ hạn 28 ngày, đấu thầu lãi suất ở tất cả các phiên. Hết tuần, có tổng cộng 26,500 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất tăng từ 1.69%/năm lên 2.49% vào phiên cuối tuần.

 

Như vậy, NHNN hút ròng 26,500 tỷ đồng từ thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở, khối lượng tín phiếu NHNN lưu hành đứng ở mức 171,198.8 tỷ đồng.

 

 

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá tăng so với tuần trước

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh giảm ở đầu tuần rồi tăng tăng trở lại ở cuối tuần. Chốt ngày 29/3, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24,003 VND/USD, không đổi so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá VND/USD liên ngân hàng tiếp tục tăng. Kết thúc phiên 29/3, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 24,810 VND/USD, tăng 40 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng – giảm đan xen trong tuần. Chốt phiên 29/3, tỷ giá cùng giảm 77 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25,380 VND/USD và 25,460 VND/USD.

 

Tỷ giá ngày 25/03/2024 Tỷ giá ngày 01/04/2024

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,400 25,165 23,400 25,154 -11

EUR

24,646 27,241 24,613 27,204 -37

JPY

151 167 151 167

GBP 28,740 31,766 28,818 31,852

+86

CHF 25,403 28,077 25,290 27,952

-125

AUD 14,869 16,434 14,900 16,468

CAD 16,761 18,525 16,862 18,637

+112

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Triển vọng kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều bất trắc, khó lường, giá hàng hóa thế giới tăng trở lại, rủi ro lạm phát tiềm ẩn, lãi suất USD và tỷ giá USD quốc tế ở mức cao nên tạo thách thức lớn cho việc điều hành cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
  • Ngoài ra, chính phủ đã có những chỉ đạo kiểm soát để bình ổn thị trường vàng. Việc FED có thể giảm lãi suất 3 lần trong năm nay với khoảng 85 điểm cơ bản sẽ thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa USD và VNĐ, góp phần hạn chế kinh doanh chênh lệch t giá và giảm áp lực mất giá đối với VNĐ. Thặng dư thương mại lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 8 t USD (gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước); dự trữ ngoại hối vẫn đang ở mức tốt; dòng vốn FDI thực hiện tăng, …
  • Trong ngắn hạn, áp lực t giá vẫn còn hiện hữu và có thể đạt mức đỉnh mới nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.

 

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.