Chia sẻ:

Toàn cảnh thị trường tiền tệ: Linh hoạt điều hành tỷ giá

 

Thời gian gần đây, tỷ giá tăng trở lại trong bối cảnh rủi ro địa chính trị tăng cao. Trước áp lực gia tăng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mở rộng biên độ tỷ giá trung tâm, cho phép tỷ giá biến động trong biên độ lớn hơn. Cho thấy, NHNN đang ưu tiên cách tiếp cận linh hoạt thay vì can thiệp bằng dự trữ ngoại hối như trước đây.

 

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Mỹ ghi nhận một số chỉ báo kinh tế quan trọng

 

GDP quý IV năm 2024 tăng 2.4% so với quý trước. Như vậy, GDP Mỹ cả năm 2024 tăng 2.4%. Chỉ số giá tiêu dùng PCE toàn phần và PCE lõi tháng 2 lần lượt tăng 0.3% và 0.4% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2024, PCE toàn phần và PCE lõi lần lượt tăng 2.5% và 2.8% so với cùng kỳ.

 

Về thị trường lao động, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ tuần kết thúc ngày 22/03 ở mức 224 nghìn, giảm nhẹ so với tuần trước đó, ở 225 nghìn. Số đơn bình quân 4 tuần gần nhất là 224 nghìn, giảm 4.75 nghìn so với bình quân 4 tuần liền trước. PMI lĩnh vực sản xuất tháng 3 ở mức 49.8 điểm, giảm xuống từ 52.7 điểm của tháng trước đó. Ngược lại, PMI lĩnh vực dịch vụ tháng 3 tăng lên mức 54,3 điểm từ mức 51.0 điểm của tháng 2.

 

 

Tín hiệu lạc quan về kinh tế Trung Quốc

 

Trong khi kinh tế Mỹ gây lo ngại, kinh tế Trung Quốc gần đây lại có một số dấu hiệu tích cực. Trong đó phải kể đến việc doanh số bán nhà đã qua sử dụng tại 5 thành phố lớn của Trung Quốc đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, theo một phân tích của hãng tin CNBC. Trong tháng 1 và tháng 2/2025, doanh thu bán lẻ – thước đo chi tiêu của người tiêu dùng – tăng tốc, trong khi đầu tư và sản xuất công nghiệp đều tăng trưởng cao hơn dự báo. Đây được xem là kết quả ban đầu của các biện pháp kích thích kinh tế mà Bắc Kinh triển khai từ tháng 9 năm ngoái.

 

Trong vòng 1 tháng trở lại đây, một loạt tổ chức dự báo đã nâng triển vọng kinh tế Trung Quốc. Chẳng hạn, ngân hàng HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2025 của Trung Quốc, lên tương ứng 4.8% so với dự báo trước đó lần lượt là 4.5%.

 

 

2. Tin Trong nước

Yếu tố tác động lên mặt bằng lãi suất thời gian tới

 

Thời gian qua, lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường 1 (với dân cư và doanh nghiệp) và thị trường 2 (liên ngân hàng) có xu hướng giảm sau chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và NHNN. Trong thời gian tới, xu hướng nới lỏng tiền tệ trên toàn cầu do tăng trưởng yếu tại nhiều khu vực kinh tế, sẽ là dư địa để NHNN xem xét giảm lãi suất điều hành. Tuy nhiên, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao của Chính phủ và NHNN, buộc các ngân hàng tăng lãi suất huy động để kéo dòng tiền đổ vào hệ thống ngân hàng. Lãi suất huy động tăng có thể dẫn tới lãi suất cho vay tăng theo.

 

 

Nút thắt tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

 

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp. Do đó, nguồn vốn đang là rào cản lớn, đòi hỏi sự hỗ trợ từ chính sách tín dụng và đầu tư của Nhà nước. Các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng để giải quyết vấn đề này, cần có chính sách bảo lãnh tín dụng thông thoáng, chính sách hỗ trợ lãi suất, thủ tục vay đơn giản và đa dạng hóa các kênh tiếp cận tài chính. Điều này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ phát triển thành các tập đoàn tư nhân lớn mạnh.

 

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: lãi suất VND liên ngân các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống tăng trong 3 phiên đầu tuần rồi quay đầu giảm vào 2 phiên cuối tuần. Chốt ngày 28/3, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch ở mức: qua đêm 3.58% (-0.64%); 1 tuần 4.46% (+0.08%); 2 tuần 4.56% (+0.06%); 1 tháng 4.62% (+0.08%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Lãi suất USD: biến động nhẹ ở tất cả các kỳ hạn trong tuần qua. Phiên 28/3. lãi suất USD liên ngân hàng giao dịch tại: qua đêm 4.30% (không thay đổi); 1 tuần 4.36% (-0.02%); 2 tuần 4.41% (-0.04%) và 1 tháng 4.46% (-0.03%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Thời hạn

Kết tuần 2 tháng 3 14/03/25) Kết tuần 3 tháng 3 21/03/25) Kết tuần 4 tháng 3 28/03/25) Biến động

Qua đêm

4.30 4.22 3.58 -0.64

1 tuần

4.43 4.38 4.46

+0.08

2 tuần 4.53 4.50 4.56

+0.06

1 tháng 4.55 4.54 4.62

+0.08

 

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

 

Dự báo thị trường tiền tệ

 

  • Trong thời gian tới, lãi suất dự kiến sẽ tăng nhẹ do áp lực từ nhu cầu tín dụng và thanh khoản. Tuy nhiên, với sự điều hành linh hoạt của NHNN và các ngân hàng thương mại, lãi suất có thể biến động trong phạm vi kiểm soát, mặc dù có sự biến động nhẹ. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng, giữa nhóm ngân hàng có vốn nhà nước và các ngân hàng quy mô nhỏ.

 

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ 

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 26/3, Kho bạc Nhà nước đấu thầu thành công 11,971 tỷ đồng/13,000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu đạt 92%). Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được 100 tỷ đồng/ 500 tỷ đồng gọi thầu, kỳ hạn 10 năm huy động được toàn bộ 11,500 tỷ đồng gọi thầu, kỳ hạn 15 năm huy động được 250 tỷ đồng/ 500 tỷ đồng gọi thầu và kỳ hạn 30 năm huy động được 121 tỷ đồng/ 500 tỷ đồng gọi thầu. Lãi suất trúng thầu ở kỳ hạn 5 năm là 2.15% (không đổi), 10 năm là 2.96% (không đổi), 15 năm là 3.05% (+0.05%) và 30 năm là 3.28% (không đổi) so với phiên đấu thầu trước.

 

Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch Outright và Repos đạt trung bình 19,204 tỷ đồng/phiên, giảm so với mức 20,026 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua dao động nhẹ ở các kỳ hạn từ 5 năm đến 15 năm. Chốt phiên 28/3, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 2.08% (không đổi); 2 năm 2.09% (không đổi); 3 năm 2.16% (không đổi); 5 năm 2.30% (+0.001%); 7 năm 2.67% (+0.03%); 10 năm 2.96% (+0.004%); 15 năm 3.16% (+0.01%); 30 năm 3.41% (không đổi) so với phiên cuối tuần trước.

 

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 26/3 (KBNN)

5 năm

2.15% (không đổi)

10 năm

2.96% (không đổi)

15 năm

3.05% (+0.05%)

30 năm

3.28% (không đổi)

 

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 2/4 (tỷ VND)

5 năm

500

10 năm

12,500

15 năm

500

30 năm

500

 

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

 

  • Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trên thị trường duy trì ở mức cao kèm lợi suất trúng thầu không đổi ở hầu hết các kỳ hạn dài và tăng nhẹ ở kỳ hạn 15 năm.
  • Thị trường thứ cấp ghi nhận giá trị giao dịch giảm nhẹ so với tuần trước đó đi kèm mức lợi suất tăng nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn.
  • Lãi suất trên hai thị trường có xu hướng tăng trở lại.

 

 

3. Thị trường mở

Thị trường 24 – 28/3, ở kênh cầm cố, NHNN chào thầu 275,000 tỷ đồng với 4 kỳ hạn 7 ngày, 14 ngày, 35 ngày và 91 ngày, lãi suất đều giữ ở mức 4.0%. Có 53,094.95 tỷ đồng trúng thầu, trong đó, kỳ hạn 7 ngày trúng 34,539.42 tỷ đồng, kỳ hạn 14 ngày trúng 18,555.53 tỷ đồng và không có khối lượng trúng thầu ở 2 kỳ hạn dài 28 ngày và 91 ngày. Có 52,296.39 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua trên kênh cầm cố.

 

NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN. Không có khối lượng tín phiếu đáo hạn trong tuần qua.

 

Như vậy, NHNN đã bơm ròng 798.56 tỷ đồng vào thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở. Có 81,647.82 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, không còn tín phiếu NHNN lưu hành trên thị trường.

 

 

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá tăng – giảm đan xen.

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh theo xu hướng tăng trong 3 phiên đầu tuần và giảm vào 2 phiên cuối tuần. Chốt ngày 28/3, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24,843 VND/USD, tăng 30 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá VND/USD liên ngân tăng ở hầu hết các phiên. Kết thúc phiên 28/03, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 25,584, giảm 36 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do cũng theo xu hướng tăng. Chốt phiên 28/03, tỷ giá tự giảm 10 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25,860 VND/USD và 25,960 VND/USD.

 

Tỷ giá ngày 24/03/2025 Tỷ giá ngày 31/03/2025

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Biến động

USD

23.640 26.022 23.646 26.028 +6

EUR

25.560 28.251 25.584 28.277 +26

JPY

158 174 158 175

+1

GBP 30.509 33.721 30.582 33.801

+80

CHF 26.708 29.519 26.845 29.670

+151

AUD 14.846 16.409 14.847 16.410

+1

CAD 16.459 18.192 16.495 18.231

+39

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

 

Dự báo thị trường ngoại hối

 

  • Thời gian gần đây, tỷ giá tăng trở lại trong bối cảnh rủi ro địa chính trị tăng cao. Trước áp lực gia tăng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mở rộng biên độ tỷ giá trung tâm, cho phép tỷ giá biến động trong biên độ lớn hơn. Cho thấy, NHNN đang ưu tiên cách tiếp cận linh hoạt thay vì can thiệp bằng dự trữ ngoại hối như trước đây.
  • Áp lực tỷ giá được dự báo vẫn sẽ gia tăng trong thời gian tới khi FED chưa sớm giảm lãi suất.

 

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.

 

 


 

ABS cung cấp trọn bộ tài liệu hỗ trợ đầu tư, bao gồm báo cáo cổ phiếu, báo cáo triển vọng ngành, khuyến nghị đầu tư, bản tin thị trường định kỳ,…được nghiên cứu và phân tích toàn diện và chuyên sâu, cập nhật tức thời và thường xuyên. Xem thêm bộ tài liệu đầu tư này tại đây.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH
📞Hotline: 1900 5454 96
📩Email: cskh@abs.vn
– Youtube: https://bit.ly/ytb-abs