Chia sẻ:

Toàn cảnh thị trường tiền tệ: Kiều hối là điểm sáng nửa đầu năm 2024

 

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 19.5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 54.7% so với cả năm 2023. Nếu tiếp tục thu hút tốt nguồn ngoại tệ từ kiều hối, có thể sẽ tác động tích cực đối với hiệu quả chính sách và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

 

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) cắt giảm lãi suất chính sách ngắn hạn

 

PBoC cho biết đã quyết định cắt giảm lãi suất mua lại (repo) đảo ngược kỳ hạn 7 ngày từ mức 1.8% xuống 1.7%, đồng thời cũng sẽ cải thiện cơ chế vận hành thị trường mở nhằm mục đích “tăng cường các điều chỉnh ngược chu kỳ để hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế thực”. Kéo theo lợi suất trái phiếu Trung Quốc giảm trên diện rộng sau thông báo cắt giảm lãi suất này.

 

Ngay sau động thái này, Trung Quốc cũng sẽ công bố lãi suất cho vay chuẩn.

 

 

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất cuộc họp tháng 7

 

Trong cuộc họp ngày 18/7, ECB nhận định tốc độ tăng trưởng tiền lương tại khu vực Eurozone vẫn mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng tại Eurozone mặc dù vẫn đang cho thấy giảm tốc, song vẫn có một số loại giá hàng hóa và dịch vụ còn ở mức cao. Hội đồng Điều hành của ECB quyết tâm đảm bảo lạm phát quay trở lại mục tiêu 2,0% trong trung hạn một cách kịp thời. Theo đó, cơ quan này sẽ giữ lãi suất chính sách ở mức đủ hạn chế trong thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu trên. ECB giữ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay cận biên và lãi suất tiền gửi tại ECB lần lượt ở mức 4.25%; 4.75% và 3.75%.

 

 

2. Tin Trong nước

Tín hiệu tích cực cho tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm

 

Tăng trưởng tín dụng sẽ khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, việc hướng đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 15% sẽ còn gặp một số khó khăn. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng đến nay đạt hơn 6% so với cuối năm 2023. Riêng trong tháng 6, tổng nguồn vốn tín dụng vào nền kinh tế ước tính ở mức trên 480.000 tỷ đồng, cao hơn con số của cả 5 tháng đầu năm. Những yếu tố làm cho tín dụng có sự tăng mạnh trong nửa cuối năm là do nửa đầu năm, doanh nghiệp tập trung đàm phán, hợp đồng chủ yếu ký kết từ giữa năm, phần lớn các hợp đồng tín dụng lớn cũng được giải ngân trong nửa cuối năm…

 

 

Lượng kiều hối chuyển về thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm

 

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 19.5% so với cùng kỳ năm trước, và bằng 54.7% so với cả năm trước, đạt gần 5.2 tỷ đô la Mỹ. Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, nguyên nhân lượng tiền từ khu vực này tăng mạnh là do yếu yếu tố nguồn nhân lực và thị trường lao động tích cực, dịch vụ chi trả kiều hối, công ty kiều hối ngày càng tốt, giúp người dùng thuận tiện, an toàn đã thúc đẩy lượng tiền đổ về thành phố tăng cao. Việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội mà còn có tác động tích cực đối với hiệu quả chính sách và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

 

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: tăng – giảm đan xen qua các phiên. Chốt ngày 19/7, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.54% (+0.04%); 1 tuần 4.64% (+0.03%); 2 tuần 4.78% (+0.04%); 1 tháng 4.96% (-0.01%) so với cuối tuần trước đó.

 

Lãi suất USD: ít biến động. Phiên cuối tuần 19/7. lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5.30% (+0.01%); 1 tuần 5.35% (+0.01%); 2 tuần 5.40% (+0.01%) và 1 tháng 5.43% (không thay đổi) so với tuần trước đó.

 

Thời hạn

Kết tuần 1 tháng 7 (05/07/24) Kết tuần 2 tháng 7 (12/07/24) Kết tuần 3 tháng 7 (15/07/24) Biến động

Qua đêm

4.80 4.50 4.54 +0.04

1 tuần

4.86 4.61 4.64

+0.03

2 tuần 4.92 4.74 4.78

+0.04

1 tháng 4.94 4.97 4.96

-0.01

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Hiện nay, áp lực lên lãi suất thị trường 2 (liên ngân hàng) sẽ còn cao trong quý III/2024, sẽ ảnh hưởng lên xu hướng lãi suất. Việc nỗ lực giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là vô cùng thách thức trong thời điểm hiện tại. Do đó, Xu hướng tăng lãi suất được dự báo sẽ còn tiếp tục trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh hơn vào cuối năm nhất là trong bối cảnh tín dụng được dự báo sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm.

 

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ 

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 17/7, KBNN gọi thầu thành công 9,050 tỷ đồng/12.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu, tương ứng tỷ lệ trúng thầu đạt 75%. Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động được 6,800 tỷ đồng/8,000 tỷ đồng gọi thầu, kỳ hạn 15 năm huy động được 1,750 tỷ đồng/3,000 tỷ đồng gọi thầu, kỳ hạn 20 năm huy động thành công toàn bộ 500 tỷ đồng gọi thầu. Kỳ hạn 5 không có khối lượng trúng thầu. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm là 2.76% (+0.02%); 15 năm là 2.95% (không đổi); 20 năm là 2.98% (+0.12%) so với phiên trước đó.

 

Trên thị trường thứ cấp: Từ 15-19/7, giá trị giao dịch Outright và Repos đạt trung bình   trung bình 10,411 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ so với mức 9.109 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ giảm nhẹ ở các kỳ hạn từ 5-15 năm.

 

Chốt phiên 19/7, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1.87% (không đổi); 2 năm 1.89% (không đổi); 3 năm 1.91% (không đổi); 5 năm 1.98% (-0.001%); 7 năm 2.29% (-0.01%); 10 năm 2.79% (-0.003%); 15 năm 2.95% (-0.005%); 30 năm 3.19% (không đổi) so với phiên cuối tuần trước.

 

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 17/7 (KBNN)

10 năm

2.76% (+0.02%)
15 năm

2.95% (không đổi)

20 năm

2.98% (+0.12%)

 

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 24/07 (tỷ VND)

5 năm

500

10 năm

8,000

15 năm

3,000

20 năm

1,000

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trên thị trường sơ cấp tăng nhẹ so với tuần trước kèm lãi suất trúng thầu tăng nhẹ, so với phiên trước đó.  
  • Thị trường thứ cấp ghi nhận giá trị giao dịch tăng nhẹ so với tuần trước đó đi kèm mức lợi suất biến động giảm nhẹ ở các kỳ hạn ngắn.
  • Thị trường sơ cấp và thứ cấp vẫn ghi nhận trạng thái giao dịch ổn định.

 

 

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 15-19/7, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 35,000 tỷ đồng, lãi suất giữ ở mức 4.5%. Có 34,304.39 tỷ đồng trúng thầu, có 50,552.23 tỷ đồng đáo hạn tuần qua.

 

NHNN chào thầu tín phiếu NHNN kỳ hạn 14 ngày, đấu thầu lãi suất ở tất cả các phiên. Hết tuần, có tổng cộng 48,100 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất trúng thầu giữ ở mức 4.50%; có 77,450 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua.

 

Như vậy, NHNN bơm ròng 13,102.16 tỷ đồng ra thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 34,304.39 tỷ đồng, khối lượng tín phiếu lưu hành còn 81,750 tỷ đồng.

 

 

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá biến động nhẹ.

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN biến động nhẹ. Chốt ngày 19/7, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24,246 VND/USD, không đổi so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá VND/USD liên ngân hàng giảm nhẹ. Kết thúc phiên 19/7, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 25,313 VND/USD, giảm mạnh 100 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do giảm đầu tuần và tăng mạnh vào cuối tuần. Chốt phiên 19/7, tỷ giá tự do tăng 15 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25,670 VND/USD và 25,750 VND/USD.

 

Tỷ giá ngày 15/07/2024 Tỷ giá ngày 22/07/2024

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Biến động

USD

23,400 25,450 23,400 25,450

EUR

25,079 27,719 25,108 27,751 +32

JPY

145 161 146 162

+1

GBP 29,862 33,005 29,793 32,929

-76

CHF 25,685 28,388 25,946 28,677

289

AUD 15,586 17,227 15,414 17,037

-190

CAD 16,868 18,644 16,807 18,577

-67

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Trong nửa đầu năm, NHNN đã chủ động hút thanh khoản để giảm chênh lệch lãi suất giữa VND và USD và cũng đã bán ngoại tệ để can thiệp thị trường, đấu giá, bán vàng ra thị trường, nhằm giảm áp lực tỷ giá. Tuy nhiên, tỷ giá VND/USD dự kiến tiếp tục chịu áp lực mất giá trong ngắn hạn do bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tiêu cực bên ngoài như xung đột Trung Đông, chênh lệch lãi suất với Mỹ gia tăng và nền kinh tế Trung Quốc suy thoái.

 

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.