Chia sẻ:

Toàn cảnh thị trường tiền tệ: Chủ động trong điều hành tỷ giá

 

Trước những diễn biến khó lường của thị trường tài chính quốc tế và áp lực ngày càng tăng lên tỷ giá, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã công bố dự thảo sửa đổi thông tư 02/2021/TT-NHNN nhằm tăng tính chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá.

 

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dừng chính sách lãi suất âm

 

Trong cuộc họp tháng 3/2024 tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) chính thức tuyên bố chấm dứt chính sách lãi suất âm, tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm với mức nâng lãi suất cơ bản từ -0.1% lên khoảng 0% – 0.1%. Mặc dù đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của Nhật Bản sau 17 năm, nhưng lãi suất vẫn ở mức 0 nhằm tạo điều kiện để phục hồi kinh tế.

 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ nguyên lãi suất

 

(Fed) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản tại cuộc họp chính vào thứ Tư tuần trước, và bỏ ngỏ thời điểm cho lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Fed vẫn đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là cân bằng giữa nguy cơ cắt giảm lãi suất quá sớm và nguy cơ cắt giảm quá muộn. Bởi nó có thể hủy hoại những tiến bộ mà Fed đã đạt được nếu cắt giảm quá sớm; hoặc cũng có thể không ngăn được nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng nếu cắt giảm quá muộn.

 

2. Tin Trong nước

Hàng loạt Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất tiết kiệm

 

Trong tuần trước, có 8 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất ngân hàng bao gồm: TPBank, Ocean Bank, VietinBank, BIDV, CBBank, ABBank, Saccombank, SCB, SeaBank. VietinBank đã được điều chỉnh giảm ở lãi suất huy động ở một số kỳ hạn. Trong đó, lãi suất 3 tháng giảm từ 2.2%/năm xuống 2%/năm (- 0.2%); 6 tháng giảm từ 3.2%/năm xuống 3%/năm (-0.2%); 12 tháng giảm từ 4.8%/năm xuống 4.7%/năm (-0.1%);… BIDV cũng đồng loạt giảm 0.2%đối với tiền gửi các kỳ hạn từ 1-11 tháng, 0.1% với các kỳ hạn từ 24-36 tháng. Ngân hàng OceanBank cũng chính thức điều chỉnh lãi suất tiết kiệm, mức giảm trung bình 0.2%-0.5% tại các kỳ hạn. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng giảm lãi suất tiết kiệm từ 0.2%-0.3% tại các kỳ hạn khác nhau,…

 

NHNN hướng tới tăng tính linh hoạt, chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá

 

Trong một số giai đoạn (năm 2022), chênh lệch lãi suất VND và USD bị thu hẹp (lãi suất USD tăng và lãi suất tái cấp vốn VND giảm) đã hạn chế dư địa cho thị trường xác định tỷ giá kỳ hạn USD/VND, có thể ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ngày 31/3/2021 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Cụ thể, thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-NHNN như sau: tỷ giá kỳ hạn giữa VND với USD trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi sẽ do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận và phù hợp với quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành trong từng thời kỳ. Theo đó, cơ sở xác định tỷ giá kỳ hạn giữa VND với USD trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi sẽ không quy định cụ thể tại Thông tư mà được quy định tại quyết định do Thống đốc NHNN ban hành trong từng thời kỳ.

 

Thay đổi trên theo NHNN nhằm tăng tính linh hoạt, chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá trước những thay đổi điều kiện thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời phù hợp với nguyên tắc tương tự như tỷ giá trung tâm và biên độ tỷ giá cũng được quy định tại các Quyết định do Thống đốc NHNN ban hành trong từng thời kỳ.

 

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Chốt ngày 22/3, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 0.20% (-0.66%); 1 tuần 0.48% (-0.61%); 2 tuần 1.20% (-0.24%); 1 tháng 1.76% (-0.28%) so với phiên cuối tuần trước.

 

Lãi suất USD: không biến động nhiều ở hầu hết các kỳ hạn ngắn. Phiên cuối tuần 22/3, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5.21% (+0.01%); 1 tuần 5.30% (không đổi); 2 tuần 5.38% (+0.01%) và 1 tháng 5.40% (không đổi) so với phiên cuối tuần trước.

 

Thời hạn

Kết tuần 2 tháng 3 (08/03/24) Kết tuần 3 tháng 3 (15/03/24) Kết tuần 4 tháng 3 (22/03/24) Biến động

Qua đêm

0.80 0.86 0.20 -0.66%

1 tuần

1.06 1.09 0.48

-0.61%

2 tuần 1.32 1.44 1.20

-0.24%

1 tháng 2.06 2.04 1.76

-0.28%

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Hiện nay, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm sâu và xuống rất thấp cho thấy thanh khoản hệ thống đang ở trạng thái rất dồi dào. Tuần qua, các ngân hàng tiếp tục đồng loạt giảm thêm lãi suất huy động, xuống mức thấp kỷ lục mới.
  • Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng vẫn đang ở mức thấp, ngân hàng vẫn tiếp tục đưa ra nhiều chính sách, cơ chế để “rã băng” dòng vốn tín dụng cho nền kinh tế.
  • Do đó, trong thời gian tới, mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức thấp hoặc có thể giảm thêm để hỗ trợ tối đa khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.

 

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ 

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 20/3, KBNN huy thành 6,095 tỷ đồng/13,500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu, tương đương tỷ lệ trúng thầu là 45%. Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động thành công 3,095 tỷ đồng/5,000 tỷ đồng gọi thầu và kỳ hạn 15 năm huy động được 3,000 tỷ đồng/5,000 tỷ đồng gọi thầu. Kỳ hạn 5 năm và 30 năm gọi thầu lần lượt là 3.000 tỷ đồng và 500 tỷ đồng, nhưng đấu thầu thất bại. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm là 2.39% (+0.03%), 15 năm 2.59% (+0.03%) so với phiên đấu thầu trước.

 

Trên thị trường thứ cấp: Từ 11-22/3, giá trị giao dịch Outright và Repos đạt trung bình 9,062 tỷ đồng/phiên, tăng so với mức 8,815 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục xu hướng tăng ở tất cả các kỳ hạn.

 

Chốt phiên 22/3, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1.39% (+0.06%); 2 năm 1.41% (+0.05%); 3 năm 1.46% (+0.06%); 5 năm 1.67% (+0.03%); 7 năm 2.05% (+0.04%); 10 năm 2.54% (+0.01%); 15 năm 2.74% (+0.03%); 30 năm 3.04% (+0.02%) so với phiên trước đó.

 

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày

20/3 (KBNN)

10 năm

2.39% (+0.03%)

15 năm

2.59% (+0.03%)

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 27/3 (tỷ VND)

5 năm

1,000

7 năm

2,000
10 năm

5,000

15 năm

4,500

30 năm

500

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tuần qua, khối lượng trúng thầu trên thị trường sơ cấp giảm mạnh so với tuần trước đó, đi kèm lãi suất trúng thầu tăng so với tuần trước đó.
  • Thị trường thứ cấp ghi nhận giá trị giao dịch tăng nhẹ so với tuần trước đó đi kèm mức lợi suất tăng ở hầu t tất cả các kỳ hạn.
  • Các bên tham gia thị trường đang thận trọng trước những sức ép của thị trường quốc tế và nền kinh tế trong nước lên thị trường tài chính Việt Nam.

 

 

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 18-22/3, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 15,000 tỷ đồng, lãi suất ở mức 4.0%. Không có khối lượng trúng thầu, không còn khối lượng lưu hành trên thị trường. NHNN chào thầu tín phiếu NHNN kỳ hạn 28 ngày, đấu thầu lãi suất ở tất cả các phiên. Hết tuần, có tổng cộng 69,699.9 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất giảm từ 1.4%/năm xuống 1.35% rồi 1.32% các phiên sau đó, phiên cuối tuần tăng lên mức 1.7%.

 

Như vậy, NHNN hút ròng 69,699.9 nghìn tỷ đồng khỏi thị trường, khối lượng tín phiếu NHNN lưu hành đứng ở mức 144,698.8 tỷ đồng.

 

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá tăng so với tuần trước

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh giảm ở đầu tuần rồi tăng tăng trở lại ở cuối tuần. Chốt ngày 22/3, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24,003 VND/USD, tăng 124 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá VND/USD liên ngân hàng tiếp tục tăng. Kết thúc phiên 22/3, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 24,770 VND/USD, tăng 50 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng – giảm đan xen trong tuần. Chốt phiên 22/3, tỷ giá cùng giảm 103 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25,457 VND/USD và 25,537 VND/USD.

 

Tỷ giá ngày 18/03/2024 Tỷ giá ngày 25/03/2024

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán

Thay đổi

USD

23,400 25,143 23,400 25,165 22

EUR

24,816 27,428 24,646 27,241 -187

JPY

153 169 151 167 -2
GBP 29,023 32,078 28,740 31,766

-312

CHF 25,796 28,511 25,403 28,077

-434

AUD 14,953 16,527 14,869 16,434

-93

CAD 16,830 18,601 16,761 18,525

-76

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Để giảm tác động của việc dư thừa thanh khoản VND lên tỷ giá – vốn đang chịu nhiều sức ép từ cả trong nước và quốc tế, NHNN đã mở lại kênh phát hành tín phiếu 4 tháng tạm dừng. Sau 10 phiên phát hành tín phiếu liên tiếp, NHNN đã hút gần 144,700 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, cùng áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu sẽ thúc đẩy khả năng NHNN tiếp tục phát hành thêm tín phiếu trong những phiên giao dịch tới, nhằm kiểm soát tỷ giá.
  • Trong ngắn hạn, áp lực lên tỷ giá có thể tiếp tục gia tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của NHNN.

 

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.