Chia sẻ:

Toàn cảnh thị trường tiền tệ: Áp lực vốn trung và dài hạn gia tăng

 

Đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhiều ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay trên cơ sở giảm chi phí hoạt động và bằng nguồn lực của mình, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Song, dư địa giảm lãi suất cho vay không còn nhiều khi lãi suất huy động tiếp tục xu hướng tăng trên diện rộng.

 

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cắt giảm lãi suất chính sách

 

Ngày 1/8, BoE cho biết tăng trưởng kinh tế Anh những tháng đầu năm mạnh hơn dự kiến khi nhìn vào dữ liệu hết tháng 5. Bên cạnh đó, lạm phát CPI 12 tháng đã giảm trở lại mục tiêu 2,0% trong tháng 5 và tiếp tục duy trì ở mức này trong tháng 6, có thể tăng nhẹ trở lại ở cuối 2024 tuy nhiên sẽ giảm trở lại trong những năm tới, lần lượt xuống 1.7% sau 2 năm và 1.5% sau 3 năm.

 

Do đó, BoE đã thông qua quyết định hạ lãi suất chính sách 25 điểm cơ, từ mức 5.25% xuống còn 5.00%.

 

 

Công bố biên bản cuộc họp tháng 7 của cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)

 

Ngày 31/7, biên bản cuộc họp tháng 7 của Fed được công bố. Như thị trường dự đoán, Fed không thay đổi lãi suất chính sách, bên cạnh đó quốc gia này đón nhiều chỉ báo kinh tế đáng chú ý. Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng bền vững, số việc làm tăng lên ở tốc độ vừa phải, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng nhưng vẫn ở mức thấp, lạm phát đã hạ nhiệt trong một năm vừa qua nhưng phần nào đó vẫn ở mức cao. Ủy ban chính sách tiền tệ (FOMC, thuộc Fed) đánh giá rủi ro trong quá trình đạt được mục tiêu việc làm và lạm phát đang trở nên cân bằng hơn. Triển vọng kinh tế là không chắc chắn và FOMC sẽ chú ý tới rủi ro ở cả hai bên trong nhiệm vụ kép của mình.

 

Theo đó, FOMC quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong cuộc họp này ở mức 5.25% – 5.50%. FOMC cho rằng việc giảm lãi suất chính sách sẽ phù hợp khi FOMC có niềm tin vững chắc hơn rằng lạm phát đang tiến tới 2.00% một cách bền vững.

 

 

2. Tin Trong nước

Các yếu tố trọng yếu tác động tới mặt bằng lãi suất từ nay đến cuối năm 2024

 

Thứ nhất, tỷ giá trong quý III/2024 vẫn sẽ có các biến động trồi sụt, mặc dù rủi ro tăng mạnh trở lại không còn đáng ngại. Theo đó, NHNN vẫn sẽ duy trì định hướng giữ nền lãi suất liên ngân hàng ở mức cao vừa đủ để hạn chế găm giữ đầu cơ, song song với nghiệp vụ bán USD để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh nhập khẩu được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Những điều này sẽ tác động trực tiếp đến thanh khoản hệ thống và làm tăng lãi suất huy động ở thị trường 1.

 

Thứ hai, cầu tín dụng kỳ vọng hồi phục kéo theo nhu cầu huy động vốn, từ đó khiến đà tăng của lãi suất huy động tiếp diễn vào cuối năm. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng được dự báo sẽ phục hồi rõ nét hơn trong nửa cuối năm 2024: kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh; sự thẩm thấu của chính sách tiền tệ và tài khóa khiến nhu cầu nội địa cải thiện; thị trường bất động sản khởi sắc.

 

 

Diễn biến tỷ giá nửa cuối năm 2024

 

Tỷ giá VND/USD sẽ tăng trong quý III/2024 là điều không thể tránh khỏi do các yếu tố bên ngoài như chênh lệch lãi suất với Mỹ, kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm và xung đột địa chính trị. Bên cạnh đó, những nỗ lực hạn chế đà tăng tỷ giá bị giới hạn do các yếu tố tích cực trong nước chỉ xuất hiện sau khi Fed xoay trục chính sách. Với tốc độ lạm phát  giảm chậm, triển vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed đã giảm so với đầu năm. Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết sẽ điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

 

Phó thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, chính sách tiền tệ trong giai đoạn cuối năm sẽ rất uyển chuyển, linh hoạt, năng động. Giai đoạn tới cũng có thể xuất hiện những cơ hội thuận lợi hơn. Về lãi suất của Fed, chúng ta không thể cứ chờ đợi mà phải có giải pháp chủ động để điều hành linh hoạt các công cụ, đồng bộ.

 

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: giảm với tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống. Chốt ngày 2/8, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.77% (-0.16%); 1 tuần 4.83% (-0.17%); 2 tuần 4.88% (-0.12%); 1 tháng 5.00% (-0.02%) so với cuối tuần trước đó.

 

Lãi suất USD: ít biến động. Phiên cuối tuần 2/8. lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5.30% (không thay đổi); 1 tuần 5.36% (+0.02%); 2 tuần 5.40% (+0.01%) và 1 tháng 5.44% (+0.01%) so với tuần trước đó.

 

Thời hạn

Kết tuần 3 tháng 7 (19/07/24) Kết tuần 4 tháng 7 (26/07/24) Kết tuần 1 tháng 8 (02/08/24) Biến động

Qua đêm

4.54 4.93 4.77 -0.16

1 tuần

4.64 5.00 4.83

-0.17

2 tuần 4.78 5.00 4.88

-0.12

1 tháng 4.96 5.02 5.00

-0.02

 

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Động thái tăng lãi suất gần đây của các NHTM phù hợp với diễn biến thị trường. Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để tăng cạnh tranh, giữ chân khách hàng; nhất là cầu tín dụng đang cải thiện rõ rệt và dự báo tăng cao hơn từ nay đến cuối năm, đòi hỏi lượng vốn huy động cũng phải tăng tương ứng. Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp trong bối cảnh tín dụng vẫn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, xu hướng lãi suất huy động tăng diễn ra trên diện rộng cho thấy, lãi suất cho vay cũng sẽ khó có thể giảm thêm.
  • Hơn nữa, việc NHNN duy trì mặt bằng lãi suất liên ngân hàng cao cũng góp phần giúp giảm chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND giúp giảm áp lực tỷ giá trong thời gian tới.

 

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ 

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 24/7, KBNN gọi thầu thành công 5,020 tỷ đồng/11,500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu, tỷ lệ trúng thầu đạt 44%. Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động thành công toàn bộ 1,000 tỷ đồng gọi thầu, 10 năm huy động được 3,950 tỷ đồng/7,000 tỷ đồng gọi thầu, 30 năm huy động được 70 tỷ đồng/500 tỷ đồng gọi thầu. Kỳ hạn 15 năm gọi thầu 3,000 tỷ đồng nhưng không có khối lượng trúng thầu. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 5 năm là 1.94% (+0.04%); 10 năm là 2.76% (không đổi); 30 năm là 3.10% (không đổi) so với phiên trước đó.

 

Trên thị trường thứ cấp: Từ 26/7-2/8, giá trị giao dịch Outright và Repos đạt trung bình   trung bình 8,188 tỷ đồng/phiên, giảm mạnh so với mức 17,299 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua biến động nhẹ ở các kỳ hạn 5 năm-15 năm. Chốt phiên 2/8, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1.88% (không đổi); 2 năm 1.89% (không đổi); 3 năm 1.91% (không đổi); 5 năm 1.98% (-0.005%); 7 năm 2.30% (+0.003%); 10 năm 2.79% (-0.01%); 15 năm 2.96% (-0.001%); 30 năm 3.19% (không đổi) so với phiên cuối tuần trước.

 

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 31/7 (KBNN)

5 năm

1.94% (+0.04%)

10 năm

2.76% (không đổi)

30 năm

3.10% không đổi)

20 năm

2.98% (không đổi)

 

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 07/08 (tỷ VND)

5 năm

1,500

10 năm

6,000

15 năm

3,000

20 năm

500

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trên thị trường cấp tăng nhẹ lên 44% từ 40% của tuần trước kèm lãi suất trúng thầu tăng nhẹ hoặc không đổi, so với phiên trước đó.
  • Thị trường thứ cấp ghi nhận giá trị giao dịch giảm mạnh so với tuần trước đó đi kèm mức lợi suất biến động nhẹ ở các kỳ hạn từ 5 – 15 năm.
  • Thị trường sơ cấp và thứ cấp vẫn ghi nhận trạng thái giao dịch ảm đạm trong tuần qua.

 

 

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 29/7-2/8, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 28,000 tỷ đồng, lãi suất giữ ở mức 4.5%. Có 23,965.73 tỷ đồng trúng thầu, có 59,044.97 tỷ đồng đáo hạn tuần qua.

 

NHNN chào thầu tín phiếu NHNN kỳ hạn 14 ngày, đấu thầu lãi suất ở tất cả các phiên. Hết tuần, có tổng cộng 61,300 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất trúng thầu giữ ở mức 4.50%; có 48,100 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua.

 

Như vậy, NHNN hút ròng 48,279.24 tỷ đồng từ thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 23,965.73 tỷ, khối lượng tín phiếu lưu hành ở mức 77,500 tỷ đồng.

 

 

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá biến động nhẹ.

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng mạnh đầu tuần rồi giảm mạnh cuối tuần. Chốt ngày 2/8, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24,242 VND/USD, chỉ giảm 7 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá VND/USD liên ngân hàng giảm nhẹ. Kết thúc phiên 2/8, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 25,213 VND/USD, giảm mạnh 97 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng giảm qua các phiên. Chốt phiên 2/8, tỷ giá tự do giảm 90 đồng ở chiều mua vào và 70 đồng ở chiều bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25,600 VND/USD và 25,700 VND/USD.

 

Tỷ giá ngày 29/07/2024 Tỷ giá ngày 05/08/2024

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Biến động

USD

23,400 25,450 23,400 25,450

EUR

25,030 27,665 25,144 27,791 +126
JPY 150 166 158 175

+9

GBP 29,686 32,811 29,453 32,553

-258

CHF 26,086 28,832 26,930 29,764

+932

AUD 15,130 16,723 14,954 16,528

-195

CAD 16,672 18,427 16,592 18,339

-88

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước duy trì mặt bằng lãi suất liên ngân hàng cao cũng góp phần giúp giảm chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND, qua đó hỗ trợ chống lại sự mất giá của Đồng Việt Nam.
  • Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá vẫn tiếp tục gia tăng do Fed sẽ trì hoãn hạ lãi suất điều hành, đồng USD quốc tế tăng và duy trì ở mức cao, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục duy trì âm và nhu cầu ngoại tệ đầu năm tương đối lớn phục vụ nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu.

 

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.