Chia sẻ:

Toàn cảnh Thị trường tiền tệ: Áp lực tỷ giá quay trở lại

Tỷ giá bán VND/ USD tiếp tục được NHNN điều chỉnh lên mức trên 25,000. Đây là mức cao nhất kể từ cuối năm ngoái. Cho thấy, áp lực tỷ giá đã bắt đầu quay trở lại khi một loạt các chính sách nới lỏng tiền tệ chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn

Evergrande, công ty phát triển bất động sản khổng lồ của Trung Quốc, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án ở Mỹ. Sự kiện này đánh dấu cho một bước leo thang mới của thị trường bất động sản Trung Quốc. Không thể phủ nhận sự lan tỏa tiêu cực của thị trường bất động sản tới nền kinh tế Trung Quốc. Trong bối cảnh này, ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tiếp tục cắt giảm lãi suất của các khoản vay kỳ hạn 1 năm, nhưng giữ nguyên lãi suất của các khoản vay kỳ hạn 5 năm. Lãi suất cơ bản kỳ (LPR) hạn 1 năm giảm 0,1 điểm phần trăm, còn 3,45%. Lãi suất cơ bản kỳ hạn 5 năm giữ nguyên ở 4,2%. Hầu hết các khoản vay mới và dư nợ tín dụng hiện tại ở Trung Quốc đều dựa trên lãi suất cơ bản kỳ hạn 1 năm, còn lãi suất cơ bản kỳ hạn 5 năm ảnh hưởng nhiều đến các khoản vay thế chấp nhà. Động thái này cho thấy nỗ lực bám sát mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023 của Trung Quốc.

Kinh tế châu Âu vẫn chịu nhiều áp lực

Hiện nay, lãi suất khu vực châu Âu vẫn ở mức cao, nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc cũng suy giảm mạnh, chiến vẫn diễn biến khó lường, lạm phát cao và rủi ro về giá năng lượng chưa được giải quyết, khiến nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái. Sự kết hợp giữa các yếu tố này có thể khiến ECB chưa dùng cuộc chiến chống lạm phát, ngay cả khi FED đã tạm dừng tăng lãi suất trong thời gian gần đây.

 

2. Tin trong nước

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài

Từ 15/8, Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định điều kiện vay vốn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có hiệu lực, gỡ vướng cho doanh nghiệp trong vay vốn từ nước ngoài nhằm phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế thời gian gần đây. Cụ thể, Thông tư 08 nêu rõ, các đối tượng áp dụng quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh gồm: người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là bên đi vay nước ngoài (bên đi vay); tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam – nơi bên đi vay mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài (ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản). Bên đi vay vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không phải tuân thủ các điều kiện vay nước ngoài quy định tại thông tư này. Thông tư 08 quy định bên đi vay chịu trách nhiệm toàn diện trong việc sử dụng vốn vay nước ngoài đúng mục đích hợp pháp quy định tại thông tư này.

Còn nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng

Thời gian tới, Ngân hàng đối mặt với nhiều thách thức do môi trường kinh doanh những tháng cuối năm vẫn chưa được cải thiện nhiều; kinh tế toàn cầu suy giảm kiến cầu hàng hóa, dịch vụ cũng giảm theo. Ngoài ra, khi số lượng người lao động mất việc tăng thì nhu cầu vay tiêu dùng tăng theo nhưng khả năng trả nợ lại thấp, rủi ro cao. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của chính sách nới lỏng tiền tệ và thúc đẩy chính sách tài khóa trong thời gian gần đây cũng góp phần cải thiện môi trường kinh tế, giúp cho các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế có được sự hỗ trợ tốt hơn để hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra.

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: biến động nhẹ ở tất cả các kỳ hạn. Chốt ngày 17/8, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 0.22% (+0.01%); 1 tuần 0.42% (-0.02%); 2 tuần 0.63% (-0.04%); 1 tháng 1.05% (-0.69%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Lãi suất USD: Dao động quanh biên độ hẹp. Cuối tuần 17/8, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5.03% (-0.02%); 1 tuần 5.13% (không đổi); 2 tuần 5.23% (không đổi) và 1 tháng 5.33% (không đổi) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Thời hạn

Kết tuần 1 tháng 8 (04/08/23) Kết tuần 2 tháng 8 (11/08/23) Kết tuần 2 tháng 8 (17/08/23) Biến động

Qua đêm

0.26 0.21 0.22 +0.02

1 tuần

0.46 0.44 0.42

-0.02

2 tuần 0.7 0.67 0.63

-0.04

1 tháng 1.9 1.74 1.05

-0.69

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Điều hành lãi suất cần thận trọng hơn khi xuất hiện áp lực mới từ tỷ giá: Nỗ lực kéo giảm lãi suất của NHNN trong thời gian qua là đáng ghi nhận và thực tế đã góp phần đưa lãi suất tiền gửi trên thị trường 1 giảm đáng kể từ đầu năm đến nay, lãi suất cho vay theo đó cũng đã được giảm nhẹ. Dù vậy, xu hướng lãi suất tiền đồng liên tục đi xuống gần đây, trong khi lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng vẫn neo cao, đã làm dấy lên lo ngại về các hoạt động đầu cơ tỷ giá có thể quay trở lại.
  • Tụy nhiên, theo giới phân tích, mặc dù áp lực lên VND đã tăng nhưng chưa đến mức đáng ngại, khó có thể khiến NHNN đảo chiều chính sách. Lãi suất tiếp tục được dự báo duy trì ở mức thấp và giữ vững xu hướng giảm từ nay đến cuối năm, tạo động lực cho tín dụng tăng trưởng trở lại.

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 16/8, KBNN chào thầu 5,000 tỷ đồng TPCP. so lần trúng thầu trước. Tổng tỷ lệ trúng thầu của ngày 16/8 là 93.7%, tương ứng với giá trị 4,683 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu tại các kỳ hạn 10 năm, 15 năm và 30 năm không đổi so với lần đấu thầu gần nhất trước đó, lần lượt ở mức 2.36%, 2.59% và 3.05%. Trong khi đó, lãi suất trúng thầu 5 năm giảm 1 điểm cơ bản (xuống còn 1.74%).

 

Trên thị trường thứ cấp: Tuần qua, giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 7,986 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ so với khoảng 7,000 tỷ đồng của tuần trước đó.

 

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 16/8 (KBNN)  

Biến

động

5 năm

1.74% -0.01%

10 năm

2.36%

15 năm 2.59%

30 năm 3.05%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 23/8 (tỷ VND)

5 năm

500
10 năm

2,000

15 năm

2,000

20 năm

5,000

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tuần qua, giá thị giao dịch trên thị trường thứ cấp được duy trì ở mức tương đương với tuần trước đó.
  • Trên thị trường sơ cấp, tỷ lệ trúng thầu đạt mức cao, gần 94%, với mức lãi suất trúng thầu không thay đổi so với phiên đấu thầu trước đó.
  • Thị trường tiếp tục duy trì được trạng thái giao dịch tốt. Dự kiến, trong thời gian tới, khi các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tiếp tục được triển khai mở rộng hơn nữa, tâm lý thị trường sẽ tiếp tục được cải thiện.

 

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 14-18/8, không có khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố. Đồng thời, NHNN tiếp tục không chào thầu tín phiếu NHNN.

Như vậy, tiếp tục không còn khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố và tín phiếu.

 

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá dao động tăng – giảm qua các phiên

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN được điều chỉnh trong biên độ hẹp. Chốt ngày 18/8, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,946 VND/USD, tăng mạnh 109 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH tăng nhẹ qua các phiên. Phiên cuối tuần 17/8, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,860 VND/USD, tăng 85 đồng so với phiên hôm trước đó.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do biến động nhẹ trong tuần. Chốt phiên 17/8, tỷ giá tăng 70 đồng ở chiều mua vào tăng 10 đồng ở chiều và bán ra so với hôm trước đó. Giao dịch tại 23,950 VND/USD ở chiều mua vào và 23,010 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 14/8/2023 Tỷ giá ngày 21/8/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,400 24,990 23,400 25,041 +51

EUR

24,774 27,382 24,689 27,287 -95

JPY

156 173 156 173

GBP 28,725 31,749 28,928 31,973

+224

CHF 25,818 28,536 25,742 28,452

-84

AUD 14,658 16,201 14,549 16,080

-121

CAD 16,840 18,613 16,761 18,525

-88

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Lần đầu tiên, tỷ giá bán USD chạm mốc 25,000 đồng kể từ cuối năm 2022. Cùng với xu hướng tăng liên tục của tỷ giá bán USD trong thời gian gần đây, áp lực tỷ giá đã quay trở lại trong ngắn hạn.
  • Đầu tháng 8.2023, tỷ giá VND/USD tăng mạnh từ trạng thái ổn định và đi ngang trong tháng 7. Mức chênh lệch lãi suất ngày càng lớn do lãi suất trong nước giảm liên tục trong thời gian gần đây trong khi FED và một số ngân hàng trung ương khác trên thế giới vẫn duy trì mức lãi suất cao. Chính sách tiền tệ nới lỏng hiện nay là yếu tố chính làm tiền đồng giảm giá mạnh so với đồng đô la Mỹ. Do đó, các chuyên gia kỳ vọng nhà điều hành sẽ sử dụng các công cụ khác của chính sách tiền tệ thay vì hạ lãi suất thêm một lần nữa. Bài toán tỷ giá vẫn trở nên khó khăn hơn với các nhà điều hành trong thời gian này.
  • Tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được thặng dư thương mại trong 7 tháng đầu năm, ở mức khoảng 16.2 tỷ; giải ngân FDI vẫn tăng ổn định, … Áp lực lên tiền đồng là khá lớn nhưng không gây ảnh hưởng lớn tới ổn định kinh tế vĩ mô do mức giảm giá của tiền đồng vẫn thấp hơn mức giảm của các đồng tiền khác trong khu vực. Trong thời gian tới, NHNN vẫn có thể kiểm soát áp lực tỷ giá thông qua các nghiệp vụ thị thị trường mở và các giải pháp khác.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.