Chia sẻ:

[Góc nhìn môi giới] Đi lên trong lo lắng

Investment Strategy – Climbing a Wall of Worry (Đi lên trong lo lắng)

 

Thị trường thế giới ngập ngừng vì diễn biến chiến sự giữa Triều Tiên và các nước lân cận xấu đi khi Triều Tiên tiếp tục thực hiện các vụ phóng tên lửa. Tâm lý lo lắng đã làm cho Cổ phiếu toàn cầu giảm giá, đồng Yên và Vàng tăng do đồng tiền thông minh tìm đến nơi an toàn hơn.

 

Ở yếu tố cơ bản, thị trường chú ý đến các chính sách quan trọng hơn: (i) về tiến độ thương thảo vòng 4 của nước Anh ( Brexit), (ii) quyết định nâng trần nợ công của Chính Phủ Mỹ vào cuối tháng này khi nợ công của Mỹ đã chạm trần và tiến độ này nếu chậm sẽ làm cho Mỹ sẽ không được đi vay thêm.

 

 

Tại thị trường Việt Nam, các hoạt động chung của nền kinh tế và thị trường chứng khoán trong tháng 7 âm lịch (22/8-20/9) thường không rõ ràng và có tâm lý chờ đợi cùng với thời điểm phiên tòa xử đại án Ocean bank đang diễn ra, hay trước đó là vụ bắt giữ quan chức cấp cao trong doanh nghiệp nhà nước là Trịnh Xuân Thanh và cựu chủ tịch Sacombank Trầm Bê khiến thị trường chậm lại dù những nghiệp vụ bắt giữ này sẽ làm cho ngành ngân hàng tốt hơn.

 

– Chiến thuật phân bổ đầu tư: Ưu tiên danh mục phòng thủ tức là ưu tiên tiền mặt và hạ tỷ trọng cổ phiếu rủi ro. Cụ thể nên giảm danh mục biến động theo thị trường (nhóm cổ phiếu có Beta cao – QBS (6,43), QCG (4,87), HAI (3,64), HCM (3,29), TSC (2,8) ).

 

– Tiếp tục đầu tư nhưng đảo danh mục: Chiến lược này thực thi bằng cách chuyển đổi những ngành được đánh giá vượt giá trị như: Ngành Xây dựng, Thép… để chuyển đổi vào ngành dưới giá trị như Điện, Săm Lốp.. với mục tiêu chính là giảm beta của danh mục. Điều này sẽ làm danh mục chống lại được sự biến động mạnh của thị trường.

 

– Tìm kiếm những nhóm cổ phiếu có câu chuyện đặc thù riêng: không có hướng dẫn hay viết được lý do rõ ràng để thuyết phục, nhưng các nguồn tin và chỉ báo về dòng tiền cho thấy FLC, SBT, GMD, ACB đang được nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức ưa thích.

 

Kỳ cơ cấu danh mục ETFs đang đến: 1-15/9/2017

 

ETFs có vẻ đang hành động (Mua-Bán) sớm hơn lịch công bố định kỳ hằng quý ra công chúng kết quả xem xét danh mục:

 

-Việt Nam Market Vector ETF: 8/9/2017

-FTSE Việt Nam UCITS ETF: 01/09/2017

– Cả 2 ETFs thực thi hạn chót đến 15/09/2017

 

Quan sát bảng giá những ngày trước khi công bố danh mục, 2 ETFs này có động thái cơ cấu danh mục trước thời điểm thông thường, cụ thể lệnhbánATC mạnh ở MSN,VCB, HPG, NVL vào ngày 29/8. Ngược lại lệnh mua ATC cùng khối lượng mua ròng đã tích lũy trong phiên tại mã cổ phiếu SBT.

 

• SBT sẽ phát hành 303.831.938 cổ phần theo tỷ lệ 1 cổ phiếu BHS lấy 1,02 cổ phiếu SBT để đổi lấy toàn bộ số lượng 297.874.400 cổ phần đang lưu hành của BHS vào ngày đăng ký cuối cùng 31/8 để thành Công ty Đường Tây Ninh (SBT) có vốn điều lệ 5.570 tỷ.

 

• Theo giá giao dịch bình quân 50 ngày gần nhất (MA50:35.130), SBT sau sáp nhập có vốn hóa khoảng 19,5 ngàn tỷ đứng thứ 22 những công ty có vốn hóa lớn nhất cả hai sàn niêm

 

Hiện tại,FTSE nắm giữ 3,3 triệu cổ phiếu SBT và 3,4 triệu cổ phiếu BHS ( ước tính) trong khi Việt Nam Market Vector ETF (V.N.M) chỉ nắm giữ mỗi 6,88 triệu cổ phiếu SBT nên khi vốn điều lệ SBT tăng thêm 1,02 lần thì số lượng SBT mà V.N.M cần gia tăng thêm ước tính tương đương 6,9 triệu cổ phiếu SBT trong kỳ cơ cấu tháng 9 này.

 

Ngày 1/9, FTSE đã công bố điều chỉnh danh mục quý III/2017

 

– Quỹ FTSE Việt Nam Index: Thêm mới PLX với số lượng tính toán sẽ mua mới khoảng 1,84 triệu cổ phiếu

 

– Rổ chỉ số dự bị FTSE Việt Nam All-Share Index thêm mới: SAB, PLX, VJC, HT1, QCG và loại ra VHC.

 

Số lượng Mua/Bán của FTSE ước tính như sau:

 

– Mua: VCB (1,65 triệu CP), SBT* (586 nghìn CP), HSG (276 nghìn CP), HBC (211 nghìn CP), KBC (204 nghìn CP), VNM (256 nghìn CP).

 

– Bán: VIC (-990 nghìn CP), HPG (-856 nghìn CP), MSN(-540 nghìn CP),NVL (-602 nghìn CP), SSI (-2,3 triệu CP), STB (-630 nghìn CP), DPM (-653 nghìn CP), PVD (-135 nghìn CP), FLC (-954 nghìn CP), GTN (-2 triệu CP), ITA (-1,6 triệu CP).

 

Chuỗi bài “Góc nhìn môi giới” được thực hiện bởi ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 tại Hội Sở CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI. Các bài viết của ông Thạch sẽ xoay quanh các chủ đề nóng của thị trường và các vấn đề nhà đầu tư quan tâm.

 

Các nội dung trong bài viết là quan điểm cá nhân và chỉ mang ý nghĩa tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm với các quyết định mua bán của nhà đầu tư.

 

Nhà đầu tư cần thêm thông tin hoặc trao đổi có thể liên hệ [email protected].

Nguyễn Ngọc Thạch  

Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI


Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc