Nên giảm tỷ trọng cổ phiếu trong tháng 6 này do nhiều tác động đang xen khó dự báo.
Thị trường bước vào tuần giao dịch bản lề do chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố đan xen đến từ:
1) Trong nước:
(i) Áp lực bán tại vùng giá cao nhất trong vòng 6 năm qua 630-640 đã khiến người mua không còn hưng phấn khi chưa có thông tin trọng yếu nào dẫn đến sự tăng trưởng mạnh khi trước đó thị trường kỳ vọng giao dịch T+0 được đưa vào ngay trong đầu tháng 7 nhưng thực tế chưa có thời điểm cụ thể do TTLK chưa sẵn sàng về mặt kỹ thuật;
(ii) Tuần cơ cấu giao dịch của hai ETFs: chỉ số VN-Index thường bị tác động bất thường trong tuần thực thi cơ cấu danh mục này. Những cổ phiếu được hai quỹ giao dịch nhiều nhất trong kỳ giao dịch này là:
2) Từ nước ngoài:
(i) Áp lực giảm giá tại thị trường Châu Á hôm nay đã khiến nhà đầu tư lo ngại dù trong tuần qua dòng tiền vào các ETFs tại khu vực ASEAN -4 là +103 triệu USD và vào Việt Nam là +2,2 triệu USD.
(ii) VIX:US – Chỉ số đo lường sự sợ hãi của nhà đầu tư Mỹ lên mức cao nhất trong 3 tháng qua trước kỳ họp của FED và chỉ còn hai tuần nữa là đến cuộc chưng cầu dân ý tại Anh. Dòng vốn rút ra khỏi Mỹ -2 tỷ USD tuần trước và khu vực Tây Âu lên đến -2,2 tỷ USD.
Chiến lược đầu tư: Nên giảm tỷ trọng cổ phiếu trong tháng 6 này do nhiều tác động đang xen khó dự báo.
Ngành Đường 2016 – Sản lượng giảm dẫn đến thiếu cung – BHS (Mua)
Hạn hán liên tiếp làm nguồn cung đường trong nước trong mùa vụ 2015-2016 dự báo sẽ sụt giảm 15,9%, tương đương 1,45 triệu tấn so với niên vụ trước đó. Theo đó, giá đường (RS) trong nước đã tăng 35,6% kể từ đầu năm 2015 và 11% kể từ đầu năm 2016 đến nay.
Quan sát hai công ty KTS và SLS đang có lợi nhuận tăng trưởng trong quý 1 nhờ giá đường tăng ấn tượng đang có EPS quý 1 2016 lần lượt là 4.710 đồng/cp ( so với 175 đồng trong quý 1/2015) và 7.014 đồng/cp (+293% cùng kỳ) và dùng phương pháp ước tính, ngành đường tại Việt Nam tính theo năm tài chính 6/2016 đang giao dịch tại P/E 19,6 lần ( bao gồm cả SBT), nếu loai bỏ cổ phiếu SBT ra khỏi rổ, ngành đường Việt Nam đang giao dịch tại P/E 2016 dự báo 12,7 lần.
Theo chuyên viên phân tích ngành đường tại SSI, BHS đang giao dịch tại P/E 2016 11,1 lần, gần tương đương trung bình ngành nhưng lại thấp hơn SBT (24,2 lần), LSS (20,2 lần) do áp lực bán ngắn hạn của cổ đông lớn SBT. Chuyên viên này thích BHS dựa trên các luận cứ sau:
– Giá đường kỳ vọng tiếp tục tăng giá trong niên vụ 2016-2017
– BHS là công ty có thương hiệu lớn nhất trong ngành đường Việt Nam, là nhà máy duy nhất có thể hoạt động suốt cả năm nhờ hệ thống chế biên đường thô thành đường tinh luyện sự dụng than và bã mía.
– Vùng nguyên liệu 17.700 ha, lớn thứ 3 so với các công ty đường đang niêm yết.
– Lượng khách hàng ổn định theo cơ cấu: B2B ( 80%) và B2C (20%)
– Đang mở rộng thị phần ra miền Trung và miền Bắc thông qua đường Ninh Hoà.
– Định giá hợp lý: dự báo lợi nhuận niên vụ 2015 – 2016 đạt 284,5 tỷ (+124,4%), tương đương thu nhập trên mỗi cổ phiếu trước khi phát hành ESOP là 1.624 đồng. Dựa trên P/E trung bình ngành đường 12,7 lần, BHS có giá trị định giá hợp lý tại 20.624 đồng/cp.
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao BHS không vận động theo xu hướng giá đường thế giới, nơi mà LSS, SBT, SLS, KTS… đều đang trong xu thế tăng giá mạnh thì nguyên nhân lớn nhất đến từ thương vụ sát nhập SBT-BHS đang trong quá trình thực thi vì vậy, sự kiên nhẫn là rất cần thiết tại thời điểm này khi “ quả lắc được trả về đúng vị trí cân bằng”.
Nguyễn Ngọc Thạch
Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.