Vùng tích lũy
Xem chi tiết báo cáo tại 202406 BCCL tháng 7
Kết thúc tháng 6/2024, chỉ số VN-Index có 3 tháng liên tiếp chưa phá qua được vùng đỉnh cũ 1300 điểm. Khối lượng giao dịch suy yếu dần tại vùng này khiến cho đường giá có sự nỗ lực nhưng chưa thành công. Lực cung tại vùng này vẫn tiếp tục là trở ngại lớn đối với thị trường chung.
Về yếu tố cơ bản, trên thế giới, lạm phát tiếp tục giảm và tỷ lệ lạm phát tăng tại Mỹ khiến thị trường đa phần dự báo rằng Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất từ kỳ họp FOMC tháng 9/2024. Tại Việt Nam, các chỉ số kinh tế của Việt Nam cho tín hiệu rất tích cực với GDP quý 2 đạt gần 7%, một mức ấn tượng nếu so sánh với các nước cùng khu vực và với chính số liệu trong quá khứ. Thị trường vàng đã được NHNN bình ổn khi giá vàng miếng SJC đã “đứng yên” xuyên suốt cả tháng 6 qua và được kỳ vọng sẽ tiếp tục ở mức này trong tháng 7. Thể chế được cải thiện với việc nhiều bộ luật được thông qua và đưa vào cuộc sống.
Yếu tố tiêu cực là chỉ số lạm phát tăng cao khi giá các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như gạo, điện, nước, thuốc và dịch vụ y tế… đều tăng mạnh. Tỷ giá là một vấn đề nhức nhối đối với NHNN khi liên tục leo thang trong tháng 6. Dù vậy mặt bằng lãi suất đang có xu hướng tăng trở lại sẽ giảm bớt phần nào áp lực về tỷ giá.
Về mặt định giá, sau nhịp điều chỉnh nửa cuối tháng 6, P/E của VN-Index đã giảm từ mức 14,3x cuối tháng 5 xuống 14,1x cuối tháng 5, vẫn thấp hơn ngưỡng +1 Std của chỉ số này trong 1 năm qua. Các cổ phiếu vốn hóa lớn trong VN30 đang có định giá P/E là 12.62x, thấp hơn nhiều so với các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trong VNMID (16.72x) và VNSML (18.66x).
Dự báo tháng 7 là thời điểm thị trường hấp thụ tốt yếu tố tiêu cực và tạo ra vùng đi ngang tích lũy với biên độ giá lớn từ 1300 đến 1180, chuẩn bị cho nhịp sóng tăng của nửa cuối năm 2024. Sau các nhịp điều chỉnh với biên độ giá quanh 60-100 điểm sẽ luôn có hồi phục kỹ thuật nhanh với những phiên tăng điểm nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn. Đối với nhà đầu tư ưa thích giao dịch nhanh, cần căn cứ vào mốc hỗ trợ – kháng cự của thị trường và biên độ tăng giảm đặc thù cổ phiếu. Với nhà đầu tư trung dài hạn, nhịp điều chỉnh tích lũy này của thị trường sẽ là cơ hội tham gia với những mã cổ phiếu tạo ra điểm mua trung hạn – dài hạn.
Các nhóm ngành ưu tiên trong tháng 7 bao gồm: Bảo hiểm (BVH), Ngân hàng (ACB), Chứng khoán (TVS), Năng lượng (PC1, HDG), BĐS KCN (SZC), BĐS nhà ở (VHM, VPI, HDC, NHA), Thép (NKG, TVN), Phân bón (DCM), Dệt may (MSH, TCM), Gỗ (ACG), Hàng không (ACV), … Các cổ phiếu có triển vọng KQKD tích cực, hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô, có mô hình tích lũy phù hợp về khối lượng và thời gian, còn dư địa tăng giá.
ABS Research cung cấp trọn bộ tài liệu hỗ trợ đầu tư, bao gồm báo cáo cổ phiếu, báo cáo triển vọng ngành, khuyến nghị đầu tư, bản tin thị trường định kỳ,…được nghiên cứu và phân tích toàn diện và chuyên sâu, cập nhật tức thời và thường xuyên. Xem thêm bộ tài liệu đầu tư này tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH
Website: https://www.abs.vn/
Hotline: 1900 5454 96
Email: [email protected]
– Youtube: https://bit.ly/ytb-abs
– Linkedin: https://bit.ly/linkedin-abs
– Facebook: https://bit.ly/fb-abs-securities