Chia sẻ:

Bản tin Toàn cảnh Thị trường tiền tệ – Từng bước tháo gỡ khó khăn cho thị trường vốn

Gần đây, lãi suất huy động hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm nhờ những nỗ lực của từ cả các cấp quản lý đến các nhà băng. Nhà nước vẫn tiếp tục mua ròng USD, kết hợp với linh hoạt hút ròng thông qua thị trường mở để ổn định lãi suất. Thị trường ngoại hối trong nước tiếp tục giữ được phong độ trong bối cảnh áp lực tỷ giá thế giới và lạm phát luôn tiềm ẩn.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất

Sau khi tăng lãi suất liên tục trong hơn một năm, từ năm 2022 (tương đương 300 điểm), Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã giữ nguyên lãi suất ở mức 3.5% để hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nhu cầu trong nước suy yếu, và mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của quốc gia này – xuất khẩu chip không phục hồi như kỳ vọng, sau khi Trung Quốc mở cửa. Việc ngừng tăng lãi suất lần này thể hiện kỳ vọng hồi phục nền kinh tế Hàn Quốc của các Nhà quản lý.

Các quan chức FED tiếp tục ủng hộ xu hướng tăng lãi suất

Theo biên bản cuộc họp của FED được công bố vào 22/2, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang kêu gọi tiếp tục thắt chặt, thậm chí thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ cho đến khi đà lạm phát có dấu hiệu chậm lại. Được biết, việc tăng lãi suất có thể cao hơn các kỳ vọng trước đó do dữ liệu việc làm cao trong tháng 1, lạm phát vẫn cao và doanh số bán lẻ tăng mạnh.

Diễn biến trái chiều trên thị trường lãi suất tại các quốc gia

Ngày 22/02, Ngân hàng trung ương New Zealand (RBNZ) đã quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, lên mức 4.75%, đưa lãi suất chính sách lên mức cao nhất trong hơn 14 năm, RBNZ có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa do lạm phát vẫn còn quá cao Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) có thể sẽ giữ lãi suất cơ bản ở mức 3.5%, bất chấp lạm phát vẫn cao. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tuyên bố giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn tháng thứ sáu liên tiếp vào hôm 20/02.

2. Tin trong nước

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất bổ sung quy định về “room” tín dụng

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) góp ý về Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng. VCCI đề xuất cân nhắc lại chính sách ưu tiên thanh toán án phí, giao dịch trực tuyến; bổ sung nội dung về thực trạng, quan điểm và mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật.

Nghiêm túc triển khai các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp của hệ thống Ngân hàng

Ngày 21/02/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành công văn số 953/NHNN-TD yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối Ngân hàng – doanh nghiệp tại các địa phương; hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Để đảm bảo việc thực thi có hiệu quả, NHNN chi nhánh lập đường dây nóng (điện thoại, email) để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; yêu cầu các NHTM trên địa bàn có trách nhiệm xử lý, trả lời người dân, doanh nghiệp và báo cáo kết quả xử lý về NHNN chi nhánh để tổng hợp gửi về NHNN.

NHNN lấy ý kiến về việc kiểm soát vay vốn quốc tế

NHNN đã đưa ra lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Thông tư quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Giới chuyên gia đều đồng tình với các nội dung sửa đổi theo hướng quản lý chặt chẽ hơn việc doanh nghiệp vay nước ngoài ngắn hạn cho các mục đích tiềm ẩn rủi ro bong bóng giá như chứng khoán, bất động sản.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: Lãi suất đảo chiều tăng mạnh ở tất cả kỳ hạn. Chốt ngày 24/2, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 6.02% (+1.35%); 1 tuần 6.33% (+1.24%); 2 tuần 6.55% (+1.04%); 1 tháng 6.97% (+0.57%) so với phiên ngày 17/02.

Lãi suất USD: Biến động nhỏ qua các phiên. Phiên cuối tuần 24/2, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.46% (+0.03%); 1 tuần 4.61% (+0.03%); 2 tuần 4.71% (+0.01%) và 1 tháng 4.86% (+0.03%) so với ngày 17/02.

Thời hạn

Kết tuần 1 tháng 2 (10/2/23) Kết tuần 3 tháng 2 (17/2/23) Kết tuần 4 tháng 2 (24/2/23) Biến động so với tuần gần nhất

Qua đêm

4.97 4.67 6.02 +1.35

1 tuần

5.45 5.09 6.33 +1.24
2 tuần 6.13 5.51 6.55

+1.04

1 tháng 7.13 6.4 6.97

+0.57

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

    • Thời gian gần đây, NHNN liên tục hút ròng từ thị trường để ổn định lãi suất và cân bằng thị trường. Nhiều ý kiến cho rằng NHNN có thể giữ nguyên lãi suất điều hành trong năm nay, thậm chí có thể giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, thông qua các giải pháp hỗ trợ thanh khoản trên thị trường mở và tiếp tục duy trì kênh mua ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho ngành ngân hàng trong năm 2023.
    • Tuy nhiên, sự cứng rắn trong kế hoạch tăng lãi suất để đưa lạm phát về mức 2% của FED cũng là một trong những nguyên nhân khiến lãi suất biến động tăng trong tuần qua.

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp:  Ngày 22/02, KBNN huy thành công 2,135 tỷ đồng (tỷ lệ trúng thầu đạt 28%). Trong đó, kỳ hạn 7 không huy động thành công; kỳ hạn 10 và 15 năm lần lượt là 31% và 29%. Lãi suất trúng thầu hai kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt tại 4.32%/năm và 4.12%/năm (tăng lần lượt 0.02% và 0.12% so với phiên trước). Tuần vừa qua không có khối lượng đáo hạn.

Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp tuần qua qua đạt trung bình 5,400 tỷ đồng/phiên, giảm khá mạnh so với mức 7,171 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng ở tất cả các kỳ hạn. Chốt phiên 24/02, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 3.82% (+0.06%); 2 năm 3.82% (+0.06%); 3 năm 3.84% (+0.06%); 5 năm 3.87% (+0.07điểm phần trăm); 7 năm 3.97% (+0.15%); 10 năm 4.41% (+0.23%); 15 năm 4.56% (+0.17%).

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 22/02 (KBNN) Biến động so với phiên gọi thầu gần nhất

10 năm

4.1% +0.02%
15 năm 4.32%

+0.12%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 01/03 (tỷ VND)

5 năm

500
10 năm

3,000

15 năm

3,000

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

Lợi suất giao dịch TPCP tiếp tục tăng, với tỷ lệ trúng thầu đạt mức thấp nhất kể từ đầu năm 2023. Qua đó, cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa mặn mà với thị trường trước những  quan điểm thắt chặt của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Xu hướng tăng lãi suất và lạm phát vẫn ở mức cao của các nền kinh tế lớn là yếu tố củng cố xu hướng tăng của lợi suất giao dịch trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Như vậy, thị trường TPCP có thể duy trì trạng thái giao dịch thấp trong ngắn hạn.

3. Thị trường mở

Tuần từ 20 – 24/2, NHNN chào thầu 18,500 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 6%; có 10,679.12 tỷ đồng trúng thầu đều với lãi suất 6%; có 229.06 tỷ đồng đáo hạn. NHNN cũng chào thầu tín phiếu NHNN với kỳ hạn 7 ngày và 91 ngày; có 91,549.8 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu ở kỳ hạn 7 ngày với lãi suất trúng thầu 5% – 6% và có 43,999.8 tỷ đồng trúng thầu kỳ hạn 91 ngày, lãi suất từ 5.5% – 6%; có 86,999.5 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn.

Như vậy, NHNN hút ròng 38,100.04 tỷ đồng từ thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 31,673.12 tỷ VND, tín phiếu NHNN ở mức 150,549.6 tỷ VND.

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá có biến động tăng

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh trong biên độ hẹp trong tuần vừa qua. Chốt ngày 24/2, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,642 VND/USD, tăng 3 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH giảm 34 đồng so với cuối tuần trước đó. Phiên cuối tuần 24/2, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,788 VND/USD.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 120 đồng ở chiều mua vào và 90 đồng ở chiều bán ra so với tuần trước đó. Chốt phiên 24/2, tỷ giá tự do chiều mua vào giao dịch tại 23,810 VND/USD và 23,860 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 20/02/2023 Tỷ giá ngày 27/02/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,450 24,780 23,450 24,780

EUR

23,987 26,512 23,706 26,202 -310

JPY

167 185 165 182

-3

GBP 26,999 29,841 26,865 29,693

-148

CHF 24,273 26,828 23,885 26,399

-429

AUD 15,430 17,055 15,122 16,714

-341

CAD 16,650 18,402 16,520 18,259

-143

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NHNN – Đào Xuân Tuấn cho biết. Hiện nay, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, NHNN không phải sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước để can thiệp, bình ổn thị trường.
  • Dự trữ ngoại hối đang hồi phục trở lại. Kỳ vọng dài hạn về đồng đô la Mỹ suy yếu sẽ giảm bớt áp lực tỷ giá. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự kiên quyết với quyết định tiếp tục tăng lãi suất của FED có thể khiến thị trường ngoại hối căng thẳng hơn.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.