Chia sẻ:

Bản tin Toàn cảnh Thị trường tiền tệ: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa được cải thiện

Trước thực trạng tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp trong nửa đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Mỹ chính thức thông qua thỏa thuận trần nợ mới.

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nâng trần nợ 31.4 nghìn tỷ USD vào 31/5, với sự ủng hộ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Đạo luật đã tạm thời loại bỏ – giới hạn vay của chính phủ Mỹ đến hết ngày 1/1/2025. Đồng thời, hạn chế một số chi tiêu của chính phủ trong hai năm tới, đẩy nhanh quy trình cấp phép cho một số dự án năng lượng, thu hồi các quỹ COVID-19 chưa sử dụng và mở rộng yêu cầu đối với các chương trình viện trợ lương thực.

Lạm phát một số khu vực trên thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt.

Lạm phát ở khu vực đồng euro đã giảm nhiều hơn dự kiến vào tháng 5, xuống 6.1%, từ mức 7% trong tháng 4. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 2/2022. Lạm phát cơ bản, cũng giảm từ 5.6% xuống 5.3%. Tuy lạm phát đã hạ nhiệt nhưng đây ở mức cao.

Tại Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5, giảm xuống mức 3.3%, từ mức 3.7% trong tháng trước đó.

 

2. Tin trong nước

Chủ động tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất.

Kết quả triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% vẫn duy trì ở mức thấp do tâm lý e ngại của doanh nghiệp và TCTD vì khó đánh giá như thế nào là “có khả năng phục hồi”. Do đó, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội chuyển khoảng 24,000 tỷ đồng cho chính sách giảm thuế VAT, đồng thời kiến nghị Quốc hội sửa đổi Nghị quyết 43, bỏ cụm từ “có khả năng phục hồi” để tiếp tục triển khai.

NHNN nỗ lực nâng cao sức hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, tính hết tháng 5/2022, tín dụng tăng xấp xỉ 8% so với cuối năm 2021.Mức tăng thấp này cho thấy sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, yếu hơn đáng kể so với năm ngoái. Phó Thống đốc cũng chỉ ra một số nguyên nhân của tình trạng này như: đầu ra tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính suy yếu, không có phương án khả thi dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng, nhiều dự án bất động sản khó khăn về pháp lý, ít có dự án mới triển khai, do vậy nhu cầu tín dụng đối với bất động sản cũng giảm sút. Phó Thống đốc cũng đưa ra 2 nhóm giải pháp quan trọng: tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng giảm lãi suất cho vay và có thể sẽ giảm tiếp trong thời gian tới; NHNN cũng tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ việc cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: Lãi suất giảm ở tất cả các kỳ hạn từ một tháng trở xuống. Chốt ngày 02/06, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 4.01% (-0.07%); 1 tuần 4.17% (-0.1%); 2 tuần 4.29% (-0.11%); 1 tháng 4.59% (-0.08%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Lãi suất USD: Tăng – giảm nhẹ qua các phiên. Phiên cuối tuần 02/06, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.84% (+0.03%); 1 tuần 4.91% (+0.01%); 2 tuần 5.03% (+0.03%) và 1 tháng 5.17% (không thay đổi) so với phiên cuối tuần trước đó.

Thời hạn

Kết tuần 3  tháng 5 (19/05/23) Kết tuần 4 tháng 5 (26/05/23) Kết tuần 1 tháng 6 (02/06/23) Biến động

Qua đêm

4.44 4.08 4.01 -0.07

1 tuần

4.57 4.27 4.17

-0.1

2 tuần 4.71 4.4 4.29

-0.11

1 tháng 4.91 4.67 4.59

-0.08

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Tổng kết 5 tháng đầu năm 2023 cho thấy tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, hệ thống ngân hàng vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng. Nhằm đẩy mạnh tốc độ hấp thụ vốn của nền kinh tế và thực hiện theo chủ trương chỉ đạo của NHNN, mặt bằng lãi suất thị trường 1 dự kiến sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm trong thời gian tới.
  • Đồng thời, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhấn mạnh rằng NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất nhằm ổn định vĩ mô, ứng phó linh hoạt trong từng thời kỳ. NHNN sẽ tiếp tục có các giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục có một đợt điều chỉnh lãi suất điều hành trong Quý 3 năm 2023.

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 31/5, KBNN huy động 5,000 tỷ đồng TPCP, khối lượng trúng thầu chỉ đạt 619 tỷ đồng, tương đương 12%, giảm mạnh so với tuần trước đó. Trong đó, trái phiếu kỳ hạn 5 năm huy động được 219 tỷ đồng/1,500 tỷ đồng gọi thầu, 10 năm là 300 tỷ đồng/1,500 tỷ đồng và 15 năm là 100 tỷ đồng/2,000 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn lần lượt tại 5, 10, 15 năm lần lượt là 2.4% (-0.05%); 2.95% (không thay đổi) và 3.05% (không thay đổi) so với lần trúng thầu trước. Tuần vừa qua không có TPCP đáo hạn.

 

Trên thị trường thứ cấp: Tuần qua, giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 4,835 tỷ đồng/phiên, giảm mạnh so với mức 7,439 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Trong tuần qua, lợi suất trái phiếu chính phủ giảm ở tất cả các kỳ hạn. Chốt phiên 2/6, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 2.45% (-0.02%); 2 năm 2.46% (-0.02%); 3 năm 2.46% (-0.02%); 5 năm 2.38% (-0.14%); 7 năm 2.69% (-0.13%); 10 năm 3.05% (-0.12%); 15 năm 3.23% (-0.06%); 30 năm 3.61% (không thay đổi) so với tuần trước đó.

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 31/05 (KBNN) Biến

động

5 năm

2.4% -0.05

10 năm

2.95%

15 năm 3.05%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 07/06 (tỷ VND)

5 năm

1,000

10 năm

1,000

15 năm

1,000

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tuần qua, khối lượng giao dịch TPCP trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp đều giảm mạnh. Bên cạnh đó, lãi suất trúng thầu trên thị trường sơ cấp và lợi suất giao dịch trên thị trường thứ cấp tiếp tục có xu hướng giảm.
  • Tâm lý các bên tham gia trong trạng thái thận trọng, chủ yếu là quan sát động thái tiếp theo của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền trước thềm cuộc họp thường kỳ của FED diễn ra vào giữa tháng 6.

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 29-2/06, NHNN chào thầu ở 2 kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày, mỗi kỳ hạn 50,000 tỷ đồng, đều với lãi suất 4.5%. Có 420.65 tỷ đồng trúng thầu ở kỳ hạn 7 ngày; 293.83 tỷ đồng ở kỳ hạn 28 ngày; có 547.61 tỷ đồng đáo hạn. NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN, có 24,800 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong tuần qua.

Như vậy, NHNN bơm ròng 24,966.87 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố hiện tại tăng lên mức 1,648.71 tỷ đồng, khối lượng tín phiếu NHNN giảm xuống mức 16,900 tỷ đồng.

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá tăng hầu hết trong tuần

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN tiếp tục điều chỉnh tăng ở hầu hết các phiên đầu tuần, cuối tuần giảm nhẹ. Chốt ngày 02/06, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,722 VND/USD, tăng 11 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH tăng – giảm nhẹ trong tuần. Phiên cuối tuần 02/06, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,480 VND/USD, không thay đổi so với phiên tuần trước đó.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do tăng giảm đan xen trong tuần. Chốt phiên 02/06, tỷ giá tăng 25 đồng ở chiều mua vào và 25 đồng bán ra so với cuối tuần trước. Giao dịch tại 23,450VND/USD ở chiều mua vào và 23,500 VND/USD ở chiều bán ra.
Tỷ giá ngày 29/05/2023

Tỷ giá ngày 05/06/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán

Thay đổi

USD

23,400

24,847 23,400 24,827

-20

EUR

24,151

26,693 24,067 26,600

-93

JPY

160

177 161 178

1

GBP

27,809

30,736 27,977 30,922

186

CHF

24,865

27,482 24,726 27,329

-153

AUD

14,697

16,244 14,847 16,409

165

CAD

16,553 18,296 16,761 18,525

229

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Hành động giảm giá mua USD trong thời gian gần đây có thể là tín hiệu đánh dấu sự đảo chiều trong điều việc điều hành xu hướng tỷ giá USD/VND. Động thái này được đánh giá là phù hợp trong bối cảnh các yếu tố hỗ trợ nền kinh tế tiếp tục được duy trì: thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, lượng vốn FDI được duy trì, tích cực tháo gỡ khó khăn trong triển khai chính sách tài khóa và tiền tệ, đặc biệt là việc FED có thể sẽ giữ nguyên mức lãi suất trong tuyên bố ở cuộc họp tiếp theo. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, NHNN vẫn chủ trương điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng.
  • Trong thời gian còn lại của năm 2023, NHNN sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp thị trường khi cần thiết, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.