Chia sẻ:

Bản tin Toàn cảnh Thị trường tiền tệ: Chính sách tiền tệ mâu thuẫn giữa các quốc gia

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, chính sách tiền tệ của các quốc gia ghi nhận nhiều thay đổi đáng kể, tuy nhiên lại không có bất kỳ sự đồng nhất nào. Các động thái mâu  thuẫn này xuất phát từ việc các nền kinh tế ngày càng bị chi phối nhiều hơn bởi các yếu tố trong nước.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Quan điểm cứng rắn của FED với cách điều hành chính sách tiền tệ

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell bày tỏ quan điểm cứng rắn chống lạm phát tại cuộc họp ngày 28/6. Ông cho rằng lãi suất còn cần tăng thêm vài lần nữa để đưa lạm phát về mức mục tiêu. Một lần nữa, ông tái khẳng định quan điểm của mình trong cuộc họp hôm 28/6. Dữ liệu được công bố, cho thấy GDP quý II.2023 của Mỹ tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2022, vượt xa mức ước tính là 1,3%.

Liên minh châu Âu đưa ra các quy định mới về quản lý ngân hàng

Ngày 27/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về việc thực hiện các biện pháp cải cách ngân hàng theo chuẩn quốc tế để tránh lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Dự luật ngân hàng của EU dựa trên các biện pháp cải cách Basel III tiêu chuẩn quốc tế về cách các ngân hàng đánh giá rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Dự luật quy định các ngân hàng phải có đủ vốn và thanh khoản; báo cáo về tài sản kỹ thuật số, như bitcoin và ethereum, cũng như các hoạt động có thể gây rủi ro đến tăng trưởng bền vững như tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch. Các thỏa thuận này sẽ được áp dụng từ 1/1/2025, chậm 2 năm so với thời hạn 2023 đưa ra trước đó.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 7

Chủ tịch ECB Christine Lagarde nói rằng ngân hàng sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 7 do số liệu về lạm phát vẫn ở mức cao, 6.1% – gấp 3 lần mức mục tiêu 2% mà ECB muốn duy trì. Tuy nhiên, mức tăng giá cả – không gồm thực phẩm và năng lượng- mới bắt đầu chậm lại. Do đó, có thể ECB tiếp tục lộ trình siết chặt tiền tệ trong một thời gian nữa.

 

2. Tin trong nước

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm tiếp tục giảm lãi suất

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, sau 4 lần giảm các loại lãi suất điều hành, Ngân hàng Nhà nước sẽ làm việc với các ngân hàng thương mại rà soát các thủ tục cho vay/cấp tín dụng, các loại phí nhằm tạo dư địa tối đa giảm lãi suất cho vay và tăng khả năng tiếp cận vốn. Cụ thể, trong thời gian tới, sẽ có những đoàn công tác đi rà soát, nắm bắt tình hình thủ tục, điều kiện cho vay của các ngân hàng thương mại để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn.

Các nhà băng tiếp tục giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay

Trong tuần này, hàng loạt ngân hàng như GPBank, HDBank, Oceanbank, NCB, SCB…đã tiếp tục giảm lãi suất huy động từ 0.1-0.5%. Không còn ngân hàng nào niêm yết lãi suất từ 8% trở lên cho kỳ hạn 12 tháng. Nhóm ngân hàng tư nhân lớn, mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn 1 năm dao động trong 7 – 7.2%/năm, và 7.5 – 7.8% với các ngân hàng nhỏ như: ABBank, BacABank, VietBank, OceanBank, Nam A Bank, BVBank, SHB, VietABank, NCB, OCB và Eximbank.

Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư quy định về hoạt động cho vay

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/9/2023.

Các lĩnh vực ưu tiên có lãi suất cho vay ở mức 4%.

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh giảm lãi suất lần thứ 4 kể từ đầu năm. Do đó, mặt bằng lãi suất được giảm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, với 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên gồm (doanh nghiệp nhỏ và vừa; xuất khẩu; lĩnh vực nông nghiệp & nông thôn; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao), lãi suất cho vay ở mức 4%, đây là mức thấp nhất lịch sử. NHNN kỳ vọng mức lãi suất thấp này có thể giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: giảm mạnh so với cuối tuần trước. Chốt ngày 30/6, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 0.48% (-0.6%); 1 tuần 1.05% (-0.32%); 2 tuần 1.55% (-0.3%); 1 tháng 2.97% (-0.06%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Lãi suất USD: Ít thay đổi qua các phiên. Cuối tuần 30/06, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.84% (+0.01%); 1 tuần 4.91% (+0.01%); 2 tuần 5.0% (không thay đổi) và 1 tháng 5.20% (+0.03%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Thời hạn

Kết tuần 3 tháng 6 (16/06/23) Kết tuần 3 tháng 6 (23/06/23) Kết tuần 3 tháng 6 (30/06/23) Biến động

Qua đêm

1.01

1.08 0.48 -0.6
1 tuần 1.37 1.37 1.05

-0.32

2 tuần 1.86 1.85 1.55

-0.3

1 tháng 3.21 3.03 2.97

-0.06

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản số 4985/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố về việc giảm mặt bằng lãi suất. Theo đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) cần niêm yết công khai lãi suất tiền gửi; tiếp tục triển khai các biện pháp để giảm lãi suất tiền gửi, qua đó tạo dư địa để giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng; tích cực chủ động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc giảm lãi suất cho vay; đồng thời, thông tin cụ thể cho khách hàng về chính sách giảm lãi suất cho vay để khách hàng biết và tiếp cận chính sách hỗ trợ của TCTD.
  • Với sự chủ động, sát sao triển khai các giải pháp nhằm phát huy được hiệu quả của chính sách tiền tệ, lãi suất trên thị trường được kỳ vọng sẽ ổn định và có thể giảm thêm trong thời gian tới.

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 28/6, KBNN huy động 7,000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, khối lượng trúng thầu đạt 6,250 tỷ, tương đương 89%. Trong đó, kỳ hạn 5, 10, 15, 20 năm huy động được lần lượt 200 tỷ/500 tỷ; 3,000 tỷ; 3,000 tỷ; 50/500 tỷ gọi thầu. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn lần lượt tại 5 năm 2% (-4%), 10 năm 2.45% (-0.15%), 15 năm 2.7% (-0.15%) và 20 năm 2.95% (-0.3%) so với lần trúng thầu trước. Tuần qua, không có khối lượng trái phiếu chính phủ đáo hạn.

 

Trên thị trường thứ cấp: Tuần qua, giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung 7,005 tỷ đồng/phiên, giảm mạnh so với mức 10,230 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ tuần qua tăng ở các kỳ hạn 7 năm, 10 năm và 15 năm, song giảm nhẹ ở các kỳ hạn còn lại. Chốt phiên 29/6, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 2.12% (-0.01%); 2 năm 2.12% (-0.01%); 3 năm 2.13% (-0.01%); 5 năm 2.14% (-0.01%); 7 năm 2.31% (+0.06%); 10 năm 2.59% (+0.06%); 15 năm 2.8% (+0.06%); 30 năm 3.29% (-0.01%).

 

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 28/06 (KBNN)  

Biến

động

5 năm

2% -0.4%

10 năm

2.45%

-0.15%

15 năm 2.7%

-0.15%

20 năm 2.95%

-0.3%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 05/07 (tỷ VND)

5 năm

500
10 năm

2,000

15 năm

2,500

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tuần qua, giá trị giao dịch trên thị trường sơ cấp và thứ cấp giảm nhẹ so với tuần trước đó, nhưng giá trị trúng thầu và giá trị giao dịch vẫn ở mức khá cao. Lãi suất trúng thầu tiếp tục xu hướng giảm, trong khi lợi suất giao dịch trên thị trường thứ cấp có sự biến động tăng giảm khác nhau..
  • Thị trường vẫn giao dịch trong trạng thái thanh khoản ổn định và có thể duy trì được trạng thái này trong thời gian tới trong trường hợp không có các cú sốc ảnh hưởng tiêu cực tới toàn thị trường.

 

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 26-30/6, NHNN hào thầu ở hai kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày trên kênh cầm cố, mỗi kỳ hạn 45,000 tỷ đồng, với lãi suất cho cả 2 kỳ hạn ở mức 4%. Không có khối lượng trúng thầu ở cả 2 kỳ hạn, có 293.83 tỷ đồng đáo hạn. Như vậy, không còn khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố. NHNN tiếp tục không chào thầu tín phiếu NHNN.

Như vậy, không còn khối lượng lưu hành trên kênh cầm và tín phiếu.

 

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá tăng hầu hết trong tuần

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN được điều chỉnh theo xu hướng tăng. Chốt ngày 30/06, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,800 VND/USD, tăng 68 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH biến động tăng trong tuần. Phiên cuối tuần 30/06, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,585 VND/USD, tăng 64 đồng so với phiên tuần trước đó.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do biến động nhẹ trong tuần. Chốt phiên 30/06, tỷ giá tăng 5 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với cuối tuần trước. Giao dịch tại 23,580VND/USD ở chiều mua vào và 23,630VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 26/06/2023 Tỷ giá ngày 03/07/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,400 24,892 23,400 24,945 +53

EUR

24,612 27,203 24,652 27,247 +44

JPY

157 174 157 173

-1

GBP 28,736 31,761 28,696 31,716

-45

CHF 25,187 27,838 25,251 27,909

+71

AUD 15,082 16,669 15,049 16,633

-36

CAD 17,138 18,940 17,059 18,855

-85

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Số liệu kinh tế 6 tháng đầu năm được công bố bởi tổng cục thống kê (TCTK) cho thấy Việt Nam tiếp tục duy trì được trạng thái xuất siêu, và ghi nhận mức tăng trưởng của giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước. Áp lực trong nước giảm bớt nhờ sự ổn định trên thị trường tiền tệ và nỗ lực triển khai các chính sách tiền tệ và tài khóa. Áp lực quốc tế bớt căng thẳng khi FED chính thức tạm dừng tăng lãi suất.
  • Hai tuần liên tiếp, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá. Động thái này được cho là phù hợp trong bối cảnh hiện tại, giúp tỷ giá linh hoạt hơn và duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô, đồng thời ứng phó tốt hơn với rủi ro và bất ổn trên thị trường quốc tế. Dự kiến, tỷ giá có thể dao động trong biên độ +/- 5% trong thời gian tới.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.