Chia sẻ:

Bản tin Toàn cảnh Thị trường tiền tệ: Bài toán lãi suất và lạm phát đối với các NHTW trên thế giới

Trong hai tuần vừa qua, những bất ổn trong hệ thống tài chính Mỹ tiếp tục là tiêu điểm khi First Republic Bank là ngân hàng thứ 3 sụp đổ trong vòng gần 2 tháng. Một bài toán khó đặt ra cho các NHTW thế giới đó là lựa chọn tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát hay duy trì ổn định hệ thống tài chính.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất.

Fed đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 5% – 5.25% hôm 3/5. Chủ tịch Powell cho biết lạm phát vẫn là mối quan tâm chính và do đó còn quá sớm để nói chắc chắn rằng chu kỳ tăng lãi suất đã kết thúc.

NHTW Châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất.

Ngày 4/5, ECB đã tăng lãi suất tiền gửi thêm 25 điểm cơ bản lên 3.25%, đây là lần tăng thứ 7 liên tiếp, nhưng là mức tăng nhỏ nhất kể từ khi ECB bắt đầu tăng lãi suất. Tuy nhiên, ECB chưa tỏ quan điểm khi nào dừng tăng lãi suất khi lạm phát tại khu vực vẫn đang rất nóng. Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết, lãi suất vẫn chưa đủ để giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% của ECB.

Một số ngân hàng mạnh lãi suất thêm 50 điểm phần trăm.

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB), NHTW Thụy Điển (Riksbank), Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản. Các ngân hàng đều chọn giải pháp tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh lạm phát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, 2/3 ngân hàng cho biết có thể tăng 25 điểm cơ bản thêm một lần nữa.

2. Tin trong nước

Lãi suất trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm.

Lãi suất huy động của các ngân hàng trong tháng 5 ghi nhận mức giảm tương đối so với tháng 4. Nhóm ngân hàng tư nhân lớn đều đã đưa lãi suất tiền gửi 12 tháng xuống dưới 8% như SHB (7.9%), Techcombank (7.8%). ACB (7.75%), Sacombank (7.6%), MB (7.3%). Nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước là Agribank. BIDV, Vietcombank, Vietinbank vẫn duy trì mức lãi suất tiền gửi 12 tháng thấp nhất thị trường: 7.2%/năm gửi tại quầy. Kỳ hạn từ 6 – 12 tháng là 5.8 – 5.9%/năm. Bốn ngân hàng Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietinbank đã cam kết đồng thuận với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới.

Hệ thống ngân hàng triển khai kế hoạch tăng vốn.

Bốn ngân hàng thương mại nhà nước đang triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ. Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Về phía Agribank, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng này vào ngày 25/4. Chủ trương tăng vốn của Vietcombank đã được NHNN và Bộ Tài chính thống nhất và đang chuẩn bị các thủ tục để trình các cơ quan có thẩm quyền thông qua. Trong năm 2023, BIDV có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61,557 tỷ đồng. ĐHĐCĐ của VietinBank cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2023, từ 48,058 tỷ đồng lên 66,030 tỷ đồng.

Khối NHTM cổ phần cũng đồng loạt triển khai kế hoạch tăng vốn. ĐHĐCĐ các ngân hàng VPBank, TPBank, MB, VIB, … đã thông qua kế hoạch tăng vốn năm 2023.

Chuyển giao bắt buộc đối với các ngân hàng yếu kém

Tại báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trước kỳ họp thứ 5, Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương xử lý 4 ngân hàng kiểm soát đặc biệt, trong đó có 3 ngân hàng mua bắt buộc. Cụ thể, bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện kiểm soát đặc biệt gồm Ngân hàng Đông Á (DongABank) và ba ngân hàng mà Nhà nước mua lại 0 đồng là Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) sẽ được Ngân hàng Nhà nước chuyển giao bắt buộc trong thời gian tới.

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: Lãi suất tăng từ 0.06%-0.12% so với cuối tuần trước đó, ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống. Chốt ngày 5/5, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 4.98%; 1 tuần 5.10%; 2 tuần 5.18% và 1 tháng 5.33%.

 

Lãi suất USD: Đi ngang ở các kỳ hạn ngắn. và tăng 0.04% ở kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng. Phiên cuối tuần 5/5. lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.85%; 1 tuần 4.92%; 2 tuần 5.02%; 1 tháng 5.17%.

Thời hạn

Kết tuần 3 tháng 4 (21/04/23) Kết tuần 3 tháng 4 (28/04/23) Kết tuần 3 tháng 4 (04/05/23) Biến động

Qua đêm

3.23 4.12 5 +0.88
1 tuần 3.7 4.65 5.08

+0.43

2 tuần 4.27 5.13 5.25

+0.12

1 tháng 4.95 5.73 6.1

+0.37

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

Lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm trên cả thị trường 1 và thị trường 2 trong nửa cuối năm 2023 với những lý do sau:

  • Trên thế giới, với nguy cơ gia tăng suy thoái kinh tế, thị trường kỳ vọng FED sẽ ngừng tăng lãi suất điều hành sau cuộc họp tháng 5 tới đây và bắt đầu cắt giảm lãi suất điều hành. Khi đó, áp lực tỷ giá và lãi suất trong nước sẽ tiếp tục hạ nhiệt.
  • Trong nước, Ngân hàng nhà nước Việt Nam liên tục triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất thị trường.
  • Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng trong nước vẫn ở mức thấp do kinh tế giảm tốc và thị trường bẩn động sản ảm đam. Phó Thống đốc NHNN đã tiếp tục nhấn mạnh Phó Thống đốc tiếp tục nhấn mạnh NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, hợp lý và bảo đảm được mục tiêu chính là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và bảo đảm sự hài hòa giữa tỷ giá và lãi suất, điều hành lãi suất trên tinh thần vận động, chỉ đạo các NHTM tiếp tục cắt giảm những chi phí để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân vay vốn

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp:

  • Ngày 26/04, KBNN huy động 10,500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, khối lượng trúng thầu đạt 100%. Trong đó, kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm huy động được toàn bộ khối lượng gọi thầu, lần lượt là 3,000 tỷ; 3,000 tỷ đồng và 4,500 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu lần lượt tại 5 năm 2.75% (-0.02%);10 năm 3.22% (-0.06%), 15 năm 3.33% (-0.07%) so với lần trúng thầu trước
  • Ngày 04/05, KBNN huy động 9,000 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm. Trong đó, khối lượng trúng thầu cho kỳ hạn 5 năm là 700 tỷ (35% khối lượng gọi thầu), 10 năm và 15 năm là 2,000 tỷ cho mỗi kỳ hạn (100% khối lượng gọi thầu). Lãi suất trúng thầu tiếp tục giảm mạnh từ 8-10 điểm phần trăm so với tuần liền trước.

 

Trên thị trường thứ cấp: Tuần qua, giá trị giao dịch Outright và Repo đạt trung bình 8,541 tỷ đồng/phiên, tăng khoản 2 lần so với tuần trước đó. Trong tuần, lợi suất trái phiếu chính phủ giảm khá mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp giảm khá mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Kết phiên ngày 05/05, TPCP thứ cấp ghi nhận giao dịch quanh mức: 5 năm 2.59%; 10 năm 3.14%; 15 năm 3.26%.

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 26/04 (KBNN) Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 04/05 (KBNN) Biến động

5 năm

2.75% 2.65 -0.10%
10 năm 3.22% 3.12

-0.10%

15 năm 3.33% 3.25

-0.08%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 10/05 (tỷ VND)

5 năm

1,000

10 năm

1,500

15 năm

2,000

30 năm

500

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tỷ lệ trúng thầu duy trì ở mức cao, cùng với lãi suất trúng thầu liên tục giảm mạnh qua các tuần cho thấy rõ hơn xu hướng giảm lãi suất trong dài hạn của TPCP hiện nay.
  • Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch tăng mạnh, tương đương khoảng 2 lần so với tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ giảm mạnh ở hầu hết các kỳ hạn, giao dịch trên thị trường trở nên sôi động hơn so với tuần trước, cho thấy nhu cầu đầu tư lớn của các thành viên tham gia thị trường
  • Như vậy, thị trường trái phiếu chính phủ ghi nhận diễn biến tích cực trước nghỉ lễ Các NĐT kỳ vọng vào chính sách cởi mở của nhà điều hành và quản lý CSTT trong nước cũng như quốc tế

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 4/5-5/5, NHNN chào thầu trên kênh cầm cố ở 2 kỳ hạn 14 ngày và 28 ngày, đều với khối lượng 10,000 tỷ đồng kỳ hạn với lãi suất 5%; có 1,254.9 tỷ đồng trúng thầu ở kỳ hạn 14 ngày, không có khối lượng trúng thầu ở kỳ hạn 28 ngày; có 4,061.14 tỷ đồng đáo hạn, NHNN không chào thầu tín phiếu và không có khối lượng đáo hạn,

Như vậy, NHNN hút ròng 2,806.24 tỷ đồng từ thị trường, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức 63,549.51 tỷ đồng, khối lượng tín phiếu lưu hành giữ ở mức 110,699.8 tỷ đồng.

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá tăng giảm đan xen trong tuần và giảm mạnh vào cuối tuần

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh giảm. Chốt ngày 5/5, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,622 VND/USD, giảm 13 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH giảm nhẹ 2 đồng so với cuối tuần trước đó. Phiên cuối tuần 5/5, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,445 VND/USD.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do tăng giảm trong tuần. Chốt phiên 5/5, tỷ giá tăng 70 đồng ở chiều mua vào và không đổi ở chiều bán ra so với cuối tuần trước. Giao dịch tại 23,400 VND/USD ở chiều mua vào và 23,450 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 28/04/2023 Tỷ giá ngày 08/05/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,450 24,770 23,450 24,748 -22

EUR

24,784 27,392 24,728 27,331 -61

JPY

168 185 166 184

-1

GBP 28,065 31,019 28,345 31,328

+309

CHF 25,135 27,781 25,190 27,842

+61

AUD 14,900 16,469 15,146 16,740

+271

CAD 16,508 18,246 16,765 18,530

+284

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, ngày 5/5, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Trên thị trường ngoại hối, NHNN luôn theo dõi sát tình hình, chủ động điều hành trên cơ sở kết hợp các công cụ CSTT với điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm. Về cơ bản, tỷ giá đang được giữ ổn định. Từ đầu năm tới nay, NHNN đã mua khoảng 6 tỷ USD.
  • Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, sự phục hồi của kinh tế thế giới là chưa chắc chắn, tiềm ẩn rủi ro suy thoái kinh tế, rủi ro ngân hàng khiến các NHTW chậm lại đà tăng lãi suất, chỉ số USD hạ nhiệt, … tạo điều kiện giảm áp lực lên thị trường ngoại hối.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.