Chia sẻ:

Bản tin Dự báo tiền tệ tuần

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

Tin Quốc tế

  • Triển vọng hồi phục kinh tế Trung Quốc trong năm 2023: Phó Chủ nhiệm thường vụ văn phòng Ủy ban kinh tế và tài chính trung ương Trung Quốc và các chuyên gia Trung Quốc tin rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tăng tốc phục hồi trong nửa đầu năm 2023, đặc biệt là trong quý 2 nhờ sản xuất và các doanh nghiệp mở cửa trở lại với dự báo tăng trưởng cả năm 2023 của nền kinh tế Trung Quốc là 5.1%.
  • Lợi suất trái phiếu dài hạn tăng cao nhất trong vòng 8 năm qua tại Nhật Bản: Ngày 5/1, Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ trả cho các trái chủ của trái phiếu chính phủ (JGB) kỳ hạn 10 năm sẽ tăng từ 0.2% lên 0.5%, đây là mức cao nhất kể từ tháng 12/2014. Hiện nay, lợi suất JGB trên thị trường trái phiếu đã tăng lên mức 0.3%-0.4%. Chính phủ Nhật Bản đã phân bổ 25,250 tỷ yên để trả nợ công, trong đó có 8,470 tỷ yên tiền thanh toán lợi suất JGB kỳ hạn dài  (1.1%). Chi phí nợ công của Nhật Bản tăng thêm có thể động tiêu cực tới cán cân ngân sách nước này.
  • Tín hiệu tốt từ biên bản cuộc họp của Fed công bố ngày 4/1: Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang đã đồng thuận rằng ngân hàng trung ương nên giảm tốc độ tăng lãi suất, nhưng sẽ tiếp tục tăng chi phí vay dần dần để kiểm soát lạm phát đồng thời hạn chế rủi ro đối với tăng trưởng. Các quan chức có thể đã sẵn sàng để giảm mức tăng lãi suất xuống 25 điểm cơ bản trong các cuộc họp sắp tới. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn tập trung vào cam kết chống lạm phát.

Tin trong nước

  • Đề xuất tăng vốn của các NHTM  Nhà nước: Thị phần tín dụng của BIDV, Vietcombank, Agribank, VietinBank chỉ chiếm hơn 40% toàn hệ thống nhưng các ngân hàng này là lực lượng chủ lực trong hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, biến động kinh tế toàn cầu trong những năm qua. NHTM có vốn nhà nước luôn đi đầu trong thực hiện chủ trương, chính sách của Quốc hội, Chính phủ, NHNN; thực hiện giảm lãi suất, giảm lợi nhuận để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp với lãi suất hợp lý, song chính họ lại đang đứng trước khó khăn về vốn. Để đạt mục tiêu kinh doanh năm 2023 và đảm bảo hệ số CAR, bốn ngân hàng quốc doạnđề nghị/ tiến hành trình các cấp để thực hiện hoạt động tăng vốn.
  • Tỷ lên thanh toán qua thẻ tăng mạnh trong năm 2022: Tỉ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022. Trong khi đó, tỷ lệ các giao dịch rút tiền mặt qua ATM giảm từ 12% trong năm 2021 xuống mức 6.56% của năm 2022. Mặc dù người dân ngày càng hạn chế rút tiền mặt qua ATM, hệ thống ngân hàng vẫn cần bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống, tính thanh khoản; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, trong đó có nhu cầu rút tiền mặt
  • Năm 2022, ba bài toán khó được ngành Ngân hàng ứng phó giải quyết linh hoat: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ghi nhận những lỗ lực của toàn ngành Ngân hàng trong việc giải quyết 3 vấn đề khó khăn chính: điều hành chính sách tín dụng; ổn định thị trường ngoại hối; ổn định thị trường tiền tệ.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

  • Lãi suất VND: Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục tăng mạnh ở các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống. Chốt ngày 06/01, lãi suất LNH giao dịch quanh mức: qua đêm 5.07% (+2.26%); 1 tuần 5.63% (+0.55%); 2 tuần 5.71% (+0.43%); 1 tháng 8.43% (+0.26%), 3 tháng 10% (+0.91%) so với ngày 29/12/2022.
  • Lãi suất USD: Biến động nhẹ, chốt cuối tuần, USD trên thị trường liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 4.29% (-0.01%); 1 tuần 4.42% (-0.01%); 2 tuần 4.55% (không thay đổi) và 1 tháng 4.72% (-0.01%) so với ngày 30/12/2022.

 

Thời hạn

Kết tuần 4 tháng 12 (23/12/22) Kết tuần 5 tháng 12 (29/12/22) Kết tuần 1 tháng 1 (06/01/23) Biến động so với tuần gần nhất

Qua đêm

3.49 2.81 5.07 2.26

1 tuần

4.24 5.08 5.63

0.55

2 tuần

6.65 5.28 5.71

0.43

1 tháng

7.91 8.17 8.43

0.26

3 tháng

8.06 9.09 10

0.91

6 tháng 9.97 10.91 10.7

0.21

9 tháng 9 9.61 9.61

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Lãi suất LNH qua đêm bật tăng mạnh ở một số phiên cho thấy nhu cầu thanh khoản tăng. Tuy nhiên, đây cũng là diễn biến phù hợp trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng cao phục vụ cho hoạt động kinh doanh giáp Tết Nguyên Đán. Trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng cho biết sẽ tập trung các giải pháp, ưu tiên cao nhất đảm bảo thanh khoản, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, NHNN cũng đặt mục tiêu điều hành tín dụng phù hợp, góp phần duy trì đà phục hồi của nền kinh tế; hướng dòng vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; phối hợp các bộ, ngành để tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường.
  • Nhiều chuyên gia trong nước dự báo năm 2023, lạm phát vẫn tiếp tục là mối lo ngại đối với sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Với bối cảnh lạm phát lõi tăng, giá nguyên liệu thô tăng, chu kỳ tăng lãi suất vẫn chưa kể dừng lại, dự kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất điều hành 50-100 điểm cơ bản trong Quý 1, Quý 2 năm 2023, sau đó duy trì ổn định đến cuối năm.

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

  • Trên thị trường sơ cấp:  Tính đến 04/01, KBNN huy động thành công toàn bộ 9,000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu. Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động được toàn bộ 4,500 tỷ đồng và 15 năm huy động được 4,500 tỷ đồng/kỳ hạn với lãi suất trúng thầu lần lượt là 4.53%/năm (-0.12%) và 4.72%/năm (-0.08%). Trong tuần qua, có 7,029 tỷ đồng kỳ trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm đáo hạn.
  • Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt 2,353 tỷ đồng/phiên. Lợi suất TPCP giảm nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn. Chốt phiên 06/01, lợi suất TPCP giao dịch như sau: 1 năm 4.61% (-0.03%); 2 năm 4.63% (-0.03%); 3 năm 4.65% (-0.02%); 5 năm 4.68% (-0.02%); 7 năm 4.71% (-0.04%); 10 năm 4.73% (-0.06%); 15 năm 4.86% (-0.05%).

 

3. Thị trường ngoại hối

Kỳ hạn Kết quả trúng thầu TPCP ngày 04/01 (KBNN) Biến động so với phiên gọi thầu gần nhất
10 năm 4.53% -0.12%
15 năm 4.72% -0.08%
Kỳ hạn Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 11/01 (tỷ VND)
5 năm 500
10 năm 4,000
15 năm 4,000

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Lợi suất giao dịch TPCP ghi nhận giảm trong tuần qua tuy nhiên chưa xác định được rõ xu hướng biến động trong dài hạn. Thanh khoản thị trường giảm hơn 70% so với tuần trước đó do thị trường chỉ hoạt động trong 4 phiên gaio dịch, thêm vào đó là tâm lý các nhà đầu tư vẫn rất thận trọng trong tuần đầu năm cũng như trước dịp nghỉ lễ kéo dài.
  • Tâm lý giao dịch thận trọng dự kiến sẽ được các bên duy trì đến hết tháng 1/2023.

 

4. Thị trường mở

  • Tuần từ 26/12 – 30/12, NHNN chào thầu 26,000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất ở mức 6%. Có 21,988.2 tỷ đồng trúng thầu; có 35,905.53 tỷ đồng đáo hạn. NHNN chào thầu tín phiếu NHNN với kỳ hạn 7 ngày ở hầu hết các phiên, có 77,349.8 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với lãi suất trúng thầu từ 5.3% – 6%.
  • Như vậy, NHNN bơm ròng 13,132.87 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 48,982.19 tỷ đồng, tín phiếu NHNN ở mức 97,349.6 tỷ đồng.

 

5. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá giảm ở các phiên:

  • Tỷ giá trung tâm vẫn được NHNN điều chỉnh giảm nhẹ qua hầu hết các phiên. Chốt ngày 06/01, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,605 VND/USD, giảm 7 đồng so với phiên cuối tuần trước.
  • Tỷ giá LNH giảm mạnh trong trong các phiên của tuần qua. Phiên cuối tuần 06/01, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,469 VND/USD, giảm 131 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục giảm trong tuần qua. Chốt phiên 06/01, tỷ giá tự do giảm 35 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch tại 23,715 VND/USD và 23,775 VND/USD.

 

Tỷ giá ngày 03/01/2023 Tỷ giá ngày 09/01/2023
Ngoại tệ Mua Bán Mua Bán Thay đổi
USD 23,450 24,780 23,450 24,780
EUR 23,930 26,449 23,912 26,429 20
JPY 172 190 170 188 2
GBP 27,038 29,884 27,159 30,018 134
CHF 24,278 26,834 24,189 26,736 98
AUD 15,238 16,842 15,488 17,118 276
CAD 16,522 18,261 16,704 18,463 202

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Trung Quốc mở cửa trở lại là một tín hiệu tốt hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, do đó đồng VND cũng có tương quan chặt chẽ với CNY. Sự mở cửa tích cực của Trung Quốc thời gian gần đây, đã hỗ trợ đồng CNY tăng giá trở lại. Ngoài ra, để bảo vệ đồng nội tê, dự trữ ngoại hối của nước ta đã giảm mạnh so với năm 2021. Tuy nhiên, viêc điều chỉnh tỷ giá USD và thanh khoản USD được cải thiện phần nào nhờ vào lượng kiểu hồi tăng mạnh thời điểm cuối năm, đã góp phần giảm bớt áp lực cho VND. Do đó, VND nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng nhẹ hoặc ổn định trong thời gian tới. Tuy nhiên, tốc độ tăng có thể chậm bởi NHNN cần bổ sung lại dữ trữ ngoại hối.
  • Với mục tiêu trong năm 2023 là ổn định tỷ lệ lạm phát, NHNN có thể sẽ cân bằng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, đồng thời vẫn duy trì sự ổn định của giá cả và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.