Về cuối phiên sáng, thị trường có những diễn biến bất ngờ. Các chỉ số trên thị trường đều đồng loạt tăng trở lại. Khởi đầu cho sự đảo chiều của thị trường phiên sáng nay là VIC và VRE. Hai cổ phiếu này bất ngờ tăng mạnh đã giúp tâm lý nhà đầu tư trở nên tích cực hơn và từ đó nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt lấy lại được sắc xanh. Tạm dừng phiên sáng, VIC tăng 3,1% lên 127.000 đồng/CP và khớp lệnh 4,4 triệu cổ phiếu, còn VRE tăng 6,2% lên 48.300 đồng/CP.
Tâm lý nặng nề của nhà đầu tư dường như được rũ bỏ, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn như SSI, TPB, VPB, BVH, CTG, GAS… đều đồng loạt tăng giá và kép cả hai chỉ số đảo chiều ngoạn mục. Trong đó, BVH tăng mạnh 3,1% lên 99.000 đồng/CP. BID tăng 2,6% lên 37.650 đồng/CP. Nhóm cổ phiếu dầu khí có một khoảng thời gian giao dịch khá tích cực. PVS tăng 4,1% lên 20.300 đồng/CP. PVD tăng 3,3% lên 18.600 đồng/CP.
Nhóm cổ phiếu bất động sản trên thị trường cũng đã có sự hồi phục. Các mã như DIG, VPH, TIX, SJS… đều đồng loạt tăng giá mạnh.
Thanh khoản thị trường cũng có phần cải thiện với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 134 triệu cổ phiếu, trị giá 3.700 tỷ đồng.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 4,98 điểm (0,46%) lên 1.081,76 điểm. Toàn sàn có 97 mã tăng, 155 mã giảm và 51 mã đứng giá.
HNX-index tăng 0,76 điểm (0,6%) lên 126,9 điểm. Toàn sàn có 63 mã tăng, 78 mã giảm và 50 mã đứng giá.
UPCoM-Index cũng tăng 0,08 điểm (0,14%) lên 57,23 điểm. Toàn sàn có 44 mã tăng, 80 mã giảm và 39 đứng giá.
Thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại, áp lực bán ngay lập tức tăng mạnh khi thị trường mở của phiên giao dịch mới và điều này tiếp tục đẩy nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn lao dốc mạnh. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn ảnh hưởng nặng nề nhất. Các mã như VPB, TPB, CTG… vẫn đồng loạt giảm sâu. VPB có thời điểm giảm xuống chỉ còn 53.600 đồng/CP. TPB giảm 6,2% xuống 28.900 đồng/CP. Có thời điểm TPB đã giảm sát mức giá sàn. TPB thật không may mắn khi chào sàn HOSE đúng thời điểm thị trường lao dốc. Giá cổ phiếu này đã giảm xuống thấp hơn mức giá chào sàn HOSE.
Bên cạnh đó, phần lớn các cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng giảm sâu. VJC bất ngờ bị kéo xuống mức giá sàn, nhưng sau đó lệnh cầu bắt đáy đã giúp VJC chỉ còn giảm nhẹ khoảng 1,5%. MSN giảm 3,7% xuống 91.500 đồng/CP. PLX giảm 4,8% xuống 61.500 đồng/CP. Có lúc PLX đã bị kéo xuống mức giá sàn.
Việc nhóm cổ phiếu lớn vẫn lao dốc đã đẩy VN-Index giảm đến hơn 25 điểm.
Mặc dù vậy, sau khoảng 45 phút giao dịch, thị trường đã có dấu hiệu ổn định trở lại, lực cầu bắt đáy dâng cao đã giúp nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn hồi phục. Các mã như VRE, SAB, GAS, BVH, BID… đã đảo chiều và nhích lên trên mốc tham chiếu vì vậy, mức giảm của VN-Index được thu hẹp lại đáng kể trong khi HNX-Index tăng điểm trở lại.
VN-Index hiện tại chỉ còn giảm 8,82 điểm (-0,82%) xuống 1.067,96 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 36 triệu cổ phiếu, trị giá 1.000 tỷ đồng.
HNX-Index tăng 0,55 điểm (0,44%) lên 126,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 14,4 triệu cổ phiếu, trị giá 239 tỷ đồng.
VCBS cho rằng diễn biến của chỉ số chung trong phiên hôm qua tiếp tục phản ánh tâm lý giao dịch tương đối tiêu cực trên thị trường khi nhiều nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu vốn hóa lớn đã bắt đầu mất kiên nhẫn, thể hiện qua thanh khoản có xu hướng gia tăng. Với việc dòng tiền trên thị trường vẫn đang có xu hướng rút ra khỏi các mã “trụ” – hầu hết trong số đó đều đã có một giai đoạn tăng giá mạnh khá dài trước đó, nhà đầu tư cần cân nhắc bán hạ tỷ trọng ở các mã này trong những nhịp hồi của thị trường để bảo vệ thành quả đầu tư cũng như đảm bảo việc quản trị rủi ro danh mục và tỷ lệ margin ở mức an toàn.
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.