Chia sẻ:

Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi loại 2

Theo báo cáo thường niên tháng 9 của FTSE Russell vừa công bố rạng sáng nay, Việt Nam cùng Argentina đã chính thức có tên trong danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi loại 2 (Secondary Emerging).

 

Cùng đó, thị trường Tanzania cũng được đưa danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường cận biên.

 

Tính đến thời điểm hiện tại, có ba ứng cử viên đang được FTSE theo dõi xem xét nâng hạng lên Secondary Emerging là Việt Nam, Argentina và Romania (đã được đưa vào danh sách theo dõi từ tháng 9/2016).

 

Cũng tại báo cáo này, FTSE thông báo cổ phiếu Trung Quốc loại A sẽ chính thức được nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 trong kỳ đảo danh mục tháng 6/2019. Gần đây, MSCI cân nhắc nâng tỷ trọng cổ phiếu Trung Quốc loại A trong rổ thị trường mới nổi. FTSE cũng cho biết sẽ nâng hạng đưa Iceland thị trường cân biên vào tháng 9 năm sau.

 

Theo quy định của FTSE, các quốc gia sẽ phải nằm trong danh sách theo dõi ít nhất 1 năm trước khi được nâng hạng thực sự. Đối với trường hợp của Việt Nam, để được nâng hạng chính thức vào nhóm thị trường mới nổi loại 2, thị trường cần thỏa mãn 9/9 điều kiện tiên quyết.

 

Đánh giá của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) về việc được nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 của Việt Nam trong kỳ 9/2019, CTCK này cho rằng điều này “khả thi” dựa trên việc Chính phủ đang khẩn trương gấp rút hoàn thiện luật chứng khoán sửa đổi với mục đích giúp Việt Nam được MSCI và FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi trong tương lai. Dự kiến luật sẽ được đệ trình ra Quốc hội thảo luận và cho ý kiến trong kỳ họp thứ 6 diễn ra vào tháng 10/2018 và thông qua trong kỳ họp thứ 7 diễn ra vào khoảng cuối tháng 5/2019.

 

Bảng phân hạng của FTSE Russell tại kỳ review tháng 9/2018

 

 

Thanh Thủy


Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.