Chia sẻ:

[Góc nhìn môi giới] Xu hướng tăng giá sẽ tiếp tục

Các cổ phiếu tài chính của Mỹ đều đang tăng trên 2% tại thời điểm này cho thấy xu hướng ngành tài chính đang mạnh trên toàn thế giới. Xu hướng này đang dẫn dắt tâm lý nhà đầu tư toàn cầu, khiến NĐTNN không ngừng ngại mua mạnh cổ phiếu ngành ngân hàng tại Việt Nam.

 “Sometimes you just have to take some time and let the waters clear” – Lockhart, Atlanta FED President

Chỉ số Dow Jones Index của Mỹ đạt đỉnh cao trong lịch sử nhờ sự kiện Brexit khiến FED tạm thời dừng quyết định tăng lãi suất cơ bản theo như kế hoạch để mọi thứ trở nên rõ ràng hơn đã giúp cổ phiếu của Mỹ hấp dẫn nhờ nhu cầu tìm kiếm lợi tức cao trong môi trường ổn định như thị trường Mỹ.

Ngân hàng Anh (BOE) vẫn giữ lãi suất không thay đổi 0.5% thời điểm hiện tại nhưng trong thời gian tới BOE sẽ phải cắt giảm lãi suất trong khi FED chưa có hành động gì. Điều này sẽ rất tích cực cho cổ phiếu vì khi tiền được bơm ra bởi BOE và Ngân hàng Trung Ương Châu Âu những tài sản có tính chất biến động cao như cổ phiếu sẽ được hưởng lợi mạnh mẽ tương tư như thời điểm 2008 khi FED bắt đầu thực hiện các gói QE.

Các cổ phiếu tài chính của Mỹ như Bank of America Corp (BAC), Goldman Sachs Group, Morgan Stanley, Citigroup đều đang tăng trên 2% tại thời điểm này cho thấy xu hướng ngành tài chính đang mạnh trên toàn thế giới.

Xu hướng này đang dẫn dắt tâm lý nhà đầu tư toàn cầu, khiến nhà đầu tư nước ngoài không ngừng ngại mua mạnh cổ phiếu ngành ngân hàng tại Việt Nam dù xét về định giá, VCB đang là ngân hàng mắc nhất Đông Nam Á, do vậy, những nhà đầu tư theo tâm lý hãy tận dụng xu hướng này để tìm kiếm lợi nhuận:

– VCB ( Mua- giá mục tiêu N/A) đạt tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2016 10,76% so với 6.52% cùng kỳ. Huy động tín dụng 535.203 tỷ, tăng 6,72%. Lợi nhuận trước thuế đát 4.193 tỷ, tăng 37,8% cùng kỳ đạt 56% kế hoạch năm trong khi nợ xấu giảm 2.411 tỷ so với 2.243 tỷ của nửa đầu năm 2015. VCB hiện đang giao dịch tại P/E 2016 ước tính 31,3 lần, cao nhất trong các ngân hàng tại khu vực Đông Nam Á.

Dù VCB đang giao dịch tương đương giá mục tiêu theo định giá 55.000đ/cp nhưng VCB vẫn được khuyến nghị mua vì đà tăng trưởng lợi nhuận vượt trội so với những ngân hàng cùng ngành và luôn hưởng lợi chính từ dòng vốn đầu tư nước ngoài khi đổ vào dòng ngân hàng.

– CTG ( Giá mục tiêu N/A): Tăng trưởng trong nửa đầu năm nay đạt 7,7% so với 9,3% cùng kỳ. CTG không đạt tăng trưởng như năm trước và yếu hơn so với các ngân hàng cùng ngành. CTG trong năm nay chưa có kế hoạch tăng vốn trong khi Bộ tài chính yêu cầu ngân hàng này chi trả cổ tức bằng tiền mặt.

Lợi nhuận trước thuế đạt 4.273 tỷ, tăng 10,2% cùng kỳ đạt 54% kế hoạch của ngân hàng dù lợi nhuận trong quý 2 giảm 19,3% so với quý 2/2015 do trích lập dự phòng trong quý 2 khiến chi phí dự phòng tăng. Theo kế hoạch, CTG đạt tăng trưởng tín dụng 18%, tăng trưởng tiền gởi 14% và lợi nhuận sau thuế 8% tương đương 7.900 tỷ.

Thị trường có vẻ ưa thích CTG hơn BID dựa trên vị thế của ngân hàng và định giá của CTG tại thời điểm này.

Xu hướng tăng điểm của thị trường vẫn có thể tiếp tục nhờ VNM (Mua- Giá mục tiêu 174.000) khi tiến độ tăng tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài đã gần hoàn tất. Theo IRO của VNM, họ đã gởi đơn xin tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tuần trước cho Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Theo luật, SSC có 10 ngày để chấp thuận nếu không cần thêm ý kiến của Bộ kế hoạch và đầu tư.

Trong trường hợp VNM được tăng tỷ lệ sở hữu lên 100%, hai quỹ ETF là Van Eck Market Vector và Deusche Bank DB X-Trackers Vietnam ETF sẽ dễ dàng thoả mãn điều kiện thêm vào ETFs này:

– Market Vector: đòi hỏi vốn hoá cổ phiếu trong rổ tối thiếu 150 triệu USD, giao dịch trung bình mỗi ngày 1 triệu USD, khối lượng trung bình tháng đạt 250.000 cổ phiếu. Cổ phiếu được thêm vào ETF này phải có ít nhất 10% lượng lưu hành tự do và 10% mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mua. Ngay sau khi VNM được tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, SCIC vẩn nắm giữ 45% trong khi khối lượng dành cho nhà đầu tư nước ngoài là 55%.

– FTSE đòi hỏi cổ phiếu được thêm vào chỉ số cần có: 1) thanh khoản trung bình ngày đạt ít nhất 40% của các thành phần trong chỉ số hiện tại, 2) tỷ lệ lưu hành tự do ít nhất 5%, 3) Ít nhất 2% lượng cổ phiếu lưu hành tự do có thể cho nhà đầu tư nước ngoài mua. VNM hoàn toàn đạt được các điều kiện này khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng lên 100%.

Theo tiền lệ, giá cổ phiếu khi được thêm vào (hoặc loại bỏ) hai quỹ chỉ số này thường biến động rất mạnh, đặc biệt là VNM do được số đông nhà đầu tư dang chú ý. Tương tự như trường hợp của BVH năm 2009 khi được thêm vào 2 quỹ chỉ số này, đã làm cho định giá của BVH lên đến 4 lần giá trị sổ sách.

Về nguyên tắc giao dịch, tỷ trọng tối đa một mã cổ phiếu trong danh mục VNM là 8% trong khi của FTSE là 15%. Điều này tương đương với 1% khối lượng lưu hành của VNM hay đồng nghĩa với khối lượng giao dịch 1 tháng của VNM.

VNM hiện đang giao dịch tại P/E 2016 21 lần, với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 40%, tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phần 23%.

VNM được khuyến nghị mua tại thời điểm này dựa trên bước tiến mới về tiến độ tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và hoạt động bổ sung vào danh mục của ETFs.

Nguyễn Ngọc Thạch

Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI

 


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.