Cuối quý I/2024, số dư tiền gửi giảm hơn 71,000 tỷ đồng còn dư nợ tín dụng tăng thêm hơn 192,000 tỷ đồng, chênh lệch chỉ ở mức 263,000 tỷ đồng. Đến cuối quý II/2024, chênh lệch giữa hai biến số này mở rộng – lên tới 400,000 tỷ đồng.
ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH
1. Tin Quốc tế
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) xem xét đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo
ECB đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng của mình với việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tháng 6. Và, cuộc họp ngày 18/7 của ECB sẽ được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh kỳ vọng của họ về thời điểm giảm lãi suất tiếp theo, mặc dù gần như chắc chắn lãi suất sẽ không thay đổi trong tháng này. Bà Lagarde – Chủ tịch ECB, có thể sẽ gợi ý về một động thái khác vào tháng 9 mà không đưa ra cam kết chắc chắn.
CPI của Mỹ hạ nhiệt mạnh hơn dự báo
Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 6, CPI tổng thể giảm 0.1% so với tháng trước đó và là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2020. Con số này thấp hơn so với dự báo trước đó của giới phân tích là 3.1% và cũng là mức tăng theo năm thấp nhất kể từ năm 2021. Trong khi đó, nếu không bao gồm giá năng lượng và lương thực – thực phẩm, chỉ số CPI lõi tăng 3.3% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng yếu nhất kể từ tháng 4/2021. Tổng thống Joe Biden cho rằng nỗ lực kiềm chế lạm phát đang đạt được “tiến bộ đáng kể.
2. Tin Trong nước
Thiết lập mặt bằng lãi suất mới trong quý III/2024
Việc kiểm soát tỷ giá và lạm phát khiến tăng trưởng cung tiền chậm hơn, gây áp lực lên lãi suất. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mới là điều quan trọng để lãi suất huy động thiết lập mặt bằng mới. Chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn là điều kiện cần khiến cho lãi suất huy động tăng. Việc kiểm soát cung tiền cũng ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất, trong đó yếu tố này đang bị chi phối bởi cán cân thanh toán tổng thể, việc kiểm soát tỷ giá và lạm phát trong năm nay. Nếu như tăng trưởng tín dụng phục hồi nhanh thì lãi suất sẽ thiết lập mặt bằng mới trong quí 3-2024 và sau đó mới ổn định trở lại
Lợi nhuận ngân hàng “chờ” cầu tín dụng
Lợi nhuận ngành ngân hàng vẫn tăng trong quí II/2024, và chịu sự phân hóa ngày bởi tác động của ba yếu tố: tăng trưởng tín dụng, chi phí vốn và chất lượng tài sản. Tín dụng ngân hàng vẫn đang tăng chậm, đặc biệt là các hoạt động cho vay bán lẻ, trong đó có cho vay mua nhà ở, vốn là sản phẩm chủ lực của nhiều ngân hàng, do đó, nhìn chung thu nhập lãi thuần vẫn chưa thể tăng mạnh. Chi phí vốn tiếp tục chịu áp lực trong bối cảnh mặt bằng lãi suất bình quân liên ngân hàng các kỳ hạn dưới 1 tháng vẫn neo cao, dù đà tăng đã chững lại sau giai đoạn tăng mạnh từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6.
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Lãi suất VND: tăng – giảm đan xen qua các phiên. Chốt ngày 12/7, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.50% (-0.30%); 1 tuần 4.61% (-0.25%); 2 tuần 4.74% (-0.18%); 1 tháng 4.97% (+0.03%) so với cuối tuần trước đó.
Lãi suất USD: ít biến động. Phiên cuối tuần 12/7. lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5.29% (-0.01%); 1 tuần 5.34% (-0.01%); 2 tuần 5.39% (không thay đổi) và 1 tháng 5.43% (+0.01%) so với tuần trước đó.
Thời hạn |
Kết tuần 4 tháng 6 (27/06/24) | Kết tuần 1 tháng 7 (05/07/24) | Kết tuần 2 tháng 7 (12/07/24) | Biến động |
Qua đêm |
4.74 | 4.80 | 4.50 | -0.30 |
1 tuần |
4.90 | 4.86 | 4.61 |
-0.25 |
2 tuần | 4.92 | 4.92 | 4.74 |
-0.18 |
1 tháng | 5.00 | 4.94 | 4.97 |
+0.03 |
Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng
Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước
Dự báo thị trường tiền tệ
- Lãi suất huy động vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm yếu tố bên trong và bên ngoài. Yếu tố bên ngoài là các yếu tố tác động lên cán cân thanh toán tổng thể, tỷ giá và lạm phát, từ đó sẽ tác động lên hoạt động kiểm soát cung tiền của NHNN. Yếu tố bên trong là các yếu tố quan trọng bao gồm: chất lượng tăng trưởng tín dụng, vấn đề chủ động kiểm soát cung tiền của NHNN nhằm đạt các mục tiêu kinh tế khác nhau.
- Hiện nay, các điều kiện hiện tại đều chưa hỗ trợ để NHNN mở rộng cung tiền, do đó áp lực lên lãi suất thị trường 2 (liên ngân hàng) sẽ còn cao trong quý III/2024, qua đó sẽ ảnh hưởng lên xu hướng lãi suất. Nếu như tăng trưởng tín dụng tiếp tục phục hồi nhanh thực chất thì lãi suất sẽ thiết lập mặt bằng mới trong quí III/2024 và sau đó mới ổn định trở lại.
2. Thị trường Trái phiếu chính phủ
Trên thị trường sơ cấp: Ngày 10/7, KBNN gọi thầu thành công 6,105 tỷ đồng/12,,000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu, tỷ lệ trúng thầu đạt 51%. Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động được 5,405 tỷ đồng/10,000 tỷ đồng gọi thầu, kỳ hạn 15 năm huy động được 700 tỷ đồng/1,000 tỷ đồng gọi thầu. Kỳ hạn 5 năm và 30 năm không có khối lượng trúng thầu ở cả 2 kỳ hạn này. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm là 2.74% (không đổi), 15 năm là 2.95% (+0.09%) so với phiên trước đó.
Trên thị trường thứ cấp: Từ 8-12/7, giá trị giao dịch Outright và Repos đạt trung bình trung bình 9,109 tỷ đồng/phiên, giảm nhẹ so với mức 9,358 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua biến động nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn.
Chốt phiên 5/7, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1.87% (+0.002%); 2 năm 1.89% (+0.002%); 3 năm 1.91% (+0.002%); 5 năm 1.98% (-0.001%); 7 năm 2.30% (+0.01%); 10 năm 2.79% (+0.02%); 15 năm 2.96% (không đổi); 30 năm 3.19% (+0.002%) so với phiên tuần trước.
Kỳ hạn |
Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 10/7 (KBNN) |
10 năm |
2.74% (không đổi) |
15 năm |
2.95% (+0.09%) |
Kỳ hạn |
Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 17/07 (tỷ VND) |
5 năm |
500 |
10 năm |
8,000 |
15 năm |
3,000 |
20 năm |
500 |
Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp
Dự báo thị trường TPCP
- Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trên thị trường sơ cấp tiếp tục duy trì ở mức trung bình, đi kèm lãi suất trúng thầu không đổi hoặc tăng nhẹ so với tuần trước đó.
- Thị trường thứ cấp ghi nhận giá trị giao dịch giảm nhẹ so với tuần trước đó đi kèm mức lợi suất biến động nhẹ ở các kỳ hạn ngắn.
- Thị trường sơ cấp và thứ cấp vẫn ghi nhận trạng thái giao dịch ổn định.
3. Thị trường mở
Thị trường mở tuần từ 8-12/7, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 53,000 tỷ đồng, lãi suất giữ ở mức 4.5%. Có 50,552.23 tỷ đồng trúng thầu, có 24,758.55 tỷ đồng đáo hạn tuần qua.
NHNN chào thầu tín phiếu NHNN kỳ hạn 14 ngày, đấu thầu lãi suất ở tất cả các phiên. Hết tuần, có tổng cộng 33,650 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất trúng thầu giữ ở mức 4.50%; có 62,430 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua.
Như vậy, NHNN bơm ròng 54,573.68 tỷ đồng ra thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức 50,552.23 tỷ, khối lượng tín phiếu lưu hành còn 111,100 tỷ đồng.
4. Thị trường ngoại hối
Trong tuần qua, tỷ giá biến động nhẹ.
- Tỷ giá trung tâm được NHNN biến động nhẹ. Chốt ngày 12/7, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24,246 VND/USD, giảm 14 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
- Tỷ giá VND/USD liên ngân hàng biến động nhẹ. Kết thúc phiên 12/7, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 25,413 VND/USD, giảm 6 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
- Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do giảm mạnh trong tuần. Chốt phiên 12/7, tỷ giá tự do giảm 90 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25,655 VND/USD và 25,735 VND/USD.
Tỷ giá ngày 08/07/2024 | Tỷ giá ngày 15/07/2024 | ||||
Ngoại tệ |
Mua | Bán | Mua | Bán | Biến động |
USD |
23,400 | 25,450 | 23,400 | 25,450 | – |
EUR |
24,922 | 27,545 | 25,079 | 27,719 | +174 |
JPY |
143 | 158 | 145 | 161 |
+3 |
GBP | 29,491 | 32,595 | 29,862 | 33,005 |
+410 |
CHF | 25,717 | 28,424 | 25,685 | 28,388 |
-36 |
AUD | 15,524 | 17,158 | 15,586 | 17,227 |
+69 |
CAD | 16,879 | 18,655 | 16,868 | 18,644 |
-11 |
Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN
Nguồn: Website NHNN
Dự báo thị trường ngoại hối
- Tuần qua, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh so với cuối tuần trước. Áp lực điều chỉnh giảm của tỷ giá có thể duy trì trong tuần này (15-19/7) khi nhu cầu ngoại tệ để thanh toán không còn cao như giai đoạn đầu tháng vừa qua.Tuy nhiên, tỷ giá sẽ là vấn đề cần quan tâm trong nửa cuối năm 2024 do chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và đô la Mỹ; dòng vốn đầu tư tài chính lớn rút khỏi thị trường; tình trạng nhập siêu quay trở lại ở vực kinh tế trong nước.
Quyền miễn trừ trách nhiệm
Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.