Chia sẻ:

Toàn cảnh Thị trường tiền tệ: Nỗ lực giải bài toán “thừa tiền”

Vốn tín dụng hệ thống ngân hàng tiếp tục trong trạng thái dư thừa. Phía NHNN nỗ lực định hướng chính sách nhằm tìm giải pháp nhằm giúp nền kinh tế hấp thụ được vốn. Tuy nhiên, trạng thái “thừa tiền” vẫn là bài toán khó giải của cả nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Chờ đón thông tin lãi suất trong cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed tháng 9

Cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed sẽ diễn ra ngày 19-20/9. Trước thềm cuộc họp, chỉ số giá tiêu dùng CPI toàn phần tháng 8 tăng 0,6% so với tháng 7 và tăng 3.7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số bán toàn phần tháng 8 tăng 0.6% so với tháng trước và tăng 2.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp có dấu hiệu giảm trong vài tuần gần đây. Đây có thể là tín hiệu để FED không giảm lãi suất trong cuộc họp sắp diễn ra.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất trong cuộc họp ngày 14/9

ECB quyết định tăng lãi suất chính sách 25 điểm cơ bản, cụ thể: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay cận biên và lãi suất tiền gửi tại ECB lần lượt tăng lên mức 4.5%; 4.75% và 4%. ECB cũng phát đi tín hiệu rằng lãi suất có thể đã đạt đinh và nếu duy trì trong thời gian đủ dài sẽ đóng góp đáng kể vào việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu. Các quyết định tiếp theo sẽ dựa vào tình hình thực tế của nền kinh tế.

 

2. Tin trong nước

Hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng quy mô phục vụ hoạt động kinh doanh

Trước đó, Vietcombank, Vietinbank, HDBank, … tăng quy mô vốn điều lệ từ việc phát hành thêm cổ phiếu. Mới đây, ghi nhận thêm 2 ngân hàng tăng vốn điều lệ trong năm 2023: Eximbank – mã chứng khoán EIB, và OCB. Các hoạt động này phù hợp với định hướng, chỉ đạo của NHNN trong năm 2023 – tập trùng tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo dự phòng và thanh khoản đầy đủ, cấp tín dụng cho nền kinh tế với mặt bằng lãi suất ổn định.

Vốn rẻ hơn, nhưng mức tăng trưởng tín dụng vẫn thấp

Lãi suất huy động và cho vay trong thời gian gần đây tiếp tục xu hướng giảm. Tuy nhiên, dòng chảy tín dụng vẫn chậm chạp. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do tiêu thụ sản phẩm giảm, đơn hàng thiếu, cầu của thị trường thế giới và trong nước đều giảm, ngân hàng thiếu linh hoạt trong việc cấp hạn mức.Phó thống đốc Đào Minh Tú tiếp tục yêu cầu NHNN các địa phương kiểm tra ngay tiến độ triển khai gói tín dụng hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, yêu cầu các ngân hàng thương mại phải linh hoạt hơn trong cấp hạn mức tín dụng từng thời điểm cho người dân, doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn.

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: tiếp tục xu hướng giảm qua các phiên. Chốt ngày 15/9, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 0.2% (không thay đổi); 1 tuần 0.35% (-0.05%); 2 tuần 0.49% (-0.05%); 1 tháng 1.1% (-0.22%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Lãi suất USD: Biến động nhẹ ở các kỳ hạn. Cuối tuần 15/9, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5.04% (không thay đổi); 1 tuần 5.15% (+0.01%); 2 tuần 5.24% (không thay đổi) và 1 tháng 5.35% (+0.02%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Thời hạn

Kết tuần 5 tháng 8 (31/08/23) Kết tuần 2 tháng 9 (08/09/23) Kết tuần 2 tháng 9 (15/09/23) Biến động

Qua đêm

0.29 0.2 0.2

1 tuần

0.4 0.4 0.35

-0.05

2 tuần 0.57 0.54 0.49

-0.0

1 tháng 1.37 1.32 1.1

-0.22

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo, thuỷ sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tiếp tục chỉ đạo thời gian tới, các TCTD tiếp tục giảm lãi suất khoản vay mới và xem xét cả những khoản cũ, cả lãi suất với ngoại tệ và nội tệ; tiếp tục cắt giảm phí, các thủ tục không cần thiết; linh hoạt hơn các hạn mức tín dụng.
  • Phó thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết thêm, trước đây vẫn có một số ngân hàng thương mại chậm giảm lãi vay, song hiện nay, không còn ngân hàng nào không giảm lãi suất nếu không muốn mất khách hàng. Việc NHNN cho phép khách hàng vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác đã tạo sức ép khiến các ngân hàng cạnh tranh về lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Do đó, xu hướng giảm lãi suất huy động và cho vay được củng cố thêm.

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 13/9, KBNN chào thầu 5,500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, khối lượng trúng thầu là 5,000 tỷ đồng, tương đương 91%. Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được toàn bộ 500 tỷ đồng chào thầu; kỳ hạn 10 năm và 15 năm cùng huy động được toàn bộ 2,250 tỷ đồng/kỳ hạn; kỳ hạn 30 năm không có khối lượng trúng thầu. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn lần lượt tại 5 năm 1.67% (-0.02%); 10 năm 2.36% (không đổi); 15 năm 2.59% (không đổi) so với phiên đấu tuần tuần trước đó.

 

Trên thị trường thứ cấp: Tuần qua, giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 4,760 tỷ đồng/phiên, giảm mạnh so với mức 6,508 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua giảm nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn. Chốt phiên 15/9, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1.67% (-0.02%); 2 năm 1.67% (-0.01%); 3 năm 1.71% (-0.01%); 5 năm 1.76% (-0.01%); 7 năm 2.29% (không đổi); 10 năm 2.59% (không đổi); 15 năm 2.78% (-0.02%); 30 năm 3.07% (không đổi).

 

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 13/9 (KBNN)  

Biến

động

5 năm

1.67% -0.02%

10 năm

2.36%

15 năm 2.59%

30 năm

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 20/9 (tỷ VND) Khối lượng gọi thầu NHCSXH ngày 19/9 (tỷ VND)

5 năm

500
10 năm 1,500

500

15 năm 2,000

1,500

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trên thị trường sơ cấp tiếp tục được duy trì ở mức cao, đi kèm với mức lãi suất trúng thầu tiếp tục giảm nhẹ ở kỳ hạn 5 năm và không đổi ở các kỳ hạn còn lại.
  • Bên cạnh đó, giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp giảm mạnh so với tuần trước đó, đi kèm với mức lợi suất giao dịch tiếp tục giảm.
  • Qua đó, cho thấy lãi suất tiếp tục có xu hướng giảm. Trạng thái giao dịch trên thị trường cũng dần tích cực hơn do định hướng chính sách chung của Chính Phủ và nỗ lực vực dậy của nền kinh tế.

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 11-15/9, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 15,000 tỷ đồng, lãi suất ở mức 4%. Không có khối lượng trúng thầu, không có khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố.

Như vậy, tiếp tục không còn khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố và tín phiếu.

 

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá tiếp tục xu hướng tăng so với tuần trước

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN được điều chỉnh tăng – giảm mạnh qua các phiên. Chốt ngày 15/9, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24,036 VND/USD, tăng 43 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH tăng – giảm nhẹ qua các phiên. Phiên cuối tuần 15/9, tỷ giá LNH đóng cửa tại 24,260 VND/USD, tăng mạnh 171 đồng so với phiên hôm trước đó.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do ít biến động trong tuần. Chốt phiên 15/9, tỷ giá tăng 80 đồng chiều mua vào và tăng 60 đồng ở chiều bán ra so với hôm trước đó. Giao dịch tại 24,180 VND/USD ở chiều mua vào và 24,260 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 11/9/2023 Tỷ giá ngày 18/9/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,400 25,155 23,400 25,198 +43

EUR

24,435 27,007 24,379 26,945 -62

JPY

155 172 155 171

-1

GBP 28,479 31,476 28,332 31,314

-162

CHF 25,572 28,263 25,478 28,160

-103

AUD 14,586 16,121 14,715 16,264

+143

CAD 16,733 18,494 16,901 18,680

+186

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Giá bán đô tiếp tục được NHNN điều chỉnh tăng trong tuần qua. Đà tăng này tiếp tục được củng cố một loạt dữ liệu kinh tế phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Việc Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và duy trì lãi suất ở mức cao trong khi lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất thị trường trong nước giảm, tạo áp lực khiến tỷ giá USD/VND trong tăng trở lại trong thời gian gần đây.
  • Tuy nhiên, cung cầu ngoại tệ thuận lợi, dòng vốn tiếp tục chảy vào nền kinh tế cũng như các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá linh hoạt của cơ quan này là những yếu tố hỗ trợ sự ổn định của thị trường ngoại tệ. Trong thời gian tới, áp lực tỷ giá có thể tiếp tục gia tăn

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.