Chia sẻ:

Toàn cảnh Thị trường tiền tệ: Ngân hàng bước vào đợt giảm lãi suất huy động mới

Nhóm ngân hàng quốc doanh tiên phong giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn. Theo đó, mức lãi suất thấp nhất giảm về 3,3%/năm, mức tương đương cách đây 1 năm.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) giữ mức lãi suất hiện tại.

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) đã dừng tăng lãi suất mặc dù biên bản cuộc họp ngày 4/7 cho thấy họ đang cân nhắc tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Lạm phát tại Úc đã hạ nhiệt nhưng tiêu dùng hộ gia đình đã chậm lại nhiều hơn so với dự báo. Do vậy, sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, RBA đã quyết định tạm dừng lãi suất, đồng thời đánh giá lại tình hình thực tế của nền kinh tế trong nước và toàn cầu.

Lạm phát tại một số quốc gia ghi nhận sự hạ nhiệt.

Cơ quan Thống kê New Zealand cho biết lạm phát quý II.2023 đã hạ nhiệt xuống còn 6%, từ mức 6.7% của quý trước. Các chuyên gia kinh tế dự báo là 5,9% trong khi Ngân hàng Trung ương (RBNZ) dự báo là 6.1%. Giá tiêu dùng trong quý II tăng 1.1% so với quý trước đó, cao hơn ước tính trung bình 0.9%. Ngoài ra, theo số liệu vừa được công bố, lạm phát cao của Anh đã hạ nhiệt nhiều hơn dự kiến vào tháng Sáu và chạm mức thấp nhất trong hơn một năm ở 7.9% so với cùng kỳ năm 2022.

Cuộc họp tháng 7 của các ngân hàng trung ương lớn sắp diễn ra.

Từ 24-28/7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) sẽ họp để đưa ra những quyết định quan trọng trong chính sách tiền tệ thời gian tới. Tuy lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt, nhưng các bên tham gia thị trường dự đoán rằng FED sẽ tăng lãi suất thêm lần nữa vào ngày 26/7 trước khi tạm dừng chính sách tiền tệ thắt chặt. Tương tự như dự đoán về FED, thị trường đang nghiêng về khả năng ECB vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt tại khu vực. Thống đốc và phó thống đốc BOJ đã có những nhận định tương đối trái ngược nhau khi Thống đốc nhận định phải kiểm soát đường cong lợi suất, trong khi phó thống đốc lại thừa nhận tác động tiêu cực của việc kiểm soát này. Quan điểm của hai vị quan chức cấp cao này góp phần làm tăng sự chờ đón vào cuộc họp hôm 27/7 tới đây của BOJ.

 

2. Tin trong nước

Hệ thống giao dịch TPDN ra mắt chính thức hôm 19/7.

Phát biểu tại lễ khai trương hệ thống TPDN, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phước cho biết, so với tiềm năng và tương quan với thị trường trong khu vực, thì quy mô của thị trường TPDN của Việt Nam vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra. TPDN là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, so với tiềm năng và tương quan với thị trường trong khu vực, thì quy mô của thị trường TPDN của Việt Nam vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra. Hiện nay, dư nợ toàn thị trường TPDN bao gồm cả TPDN riêng lẻ chỉ khoảng 13% GDP và mục tiêu đến năm 2030 tối thiểu đạt 25% GDP. Hệ thống giao dịch TPDN đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ giúp thị trường TPDN phát triển lành mạnh, ổn định, hiệu quả, minh bạch và bền vững.

Triển khai gói tín dụng 15,000 tỷ đồng cho lĩnh thực lâm và thủy sản.

Gói tín dụng được triển khai cho khách hàng có dự án/phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực Lâm sản, Thủy sản với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thấp hơn tối thiểu từ 1%-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn (ngắn hạn; trung, dài hạn) của chính ngân hàng cho vay áp dụng trong từng thời kỳ. Thời gian triển khai đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024. Đồng thời , các ngân hàng thương mại theo thẩm quyền thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ đối với khách hàng tham gia Chương trình này, phù hợp với quy định pháp luật và quy mô hoạt động của ngân hàng.

Các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động.

Các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước: VCB, BIDV, Agribank, VietinBank, đã đồng loạt giảm 0.1% ở các kỳ hạn 1 tháng, đưa mức lãi suất kỳ hạn ngắn từ 1 – 3 tháng về mức cùng kỳ T7/2022. Nhóm nhân hàng Thương mại cổ phần tư nhân cũng điều chỉnh giảm lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn. Ví dụ như, SeABank đã giảm lãi suất huy động lần thứ 2 hai trong tháng 7. ACB cũng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 – 11 tháng. VPBank cũng giảm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng. Động thái này đã tạo thêm dư địa để giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: tăng ở một số phiên với các kỳ hạn dưới 1 tháng. Chốt ngày 21/7, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 0.22% (+0.02%); 1 tuần 0.43% (+0.03%); 2 tuần 0.62% (-0.02%); 1 tháng 2.03% (-0.21%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Lãi suất USD: Ít thay đổi qua các phiên. Cuối tuần 21/7. lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.86% (-0.01%); 1 tuần 4.91% (không thay đổi); 2 tuần 5% (không thay đổi) và 1 tháng 5.18% (-0.02%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Thời hạn

Kết tuần 1 tháng 7 (07/07/23) Kết tuần 2 tháng 7 (14/07/23) Kết tuần 3 tháng 7 (21/07/23) Biến động

Qua đêm

0.48 0.2 0.22 +0.02

1 tuần

0.82 0.4 0.43

+0.03

2 tuần 1.3 0.64 0.62

-0.02

1 tháng 2.85 2.24 2.03

-0.21

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Nhằm triển khai định hướng của chính phủ về chính sách tiền tệ từ “thắt chặt, chắc chắn” sang “linh hoat, nới lỏng hơn” (Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa Phương – Nghị quyết 97/NQ-CP), ngành ngân hàng tiếp tục triển khai các gói tín dụng để hỗ trợ kinh tế, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên (xuất khẩu, nông nghiệp, công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ). Cụ thể, đẩy mạnh triển khai thực hiện gói tín dụng 40,000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất,120,000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội và 15,000 tỷ đồng cho lĩnh thực lâm và thủy sản.
  • Hệ thống ngân hàng tiếp tục triển khai việc giảm lãi suất huy động, tạo thêm dư địa để giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. Phía NHNN phối hợp cùng các NHTM đã và đang triển khai các giải pháp từng bước nhằm hướng tới việc giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 19/7, KBNN chào thầu 9,250 tỷ đồng TPCP. Tổng khối lượng trúng thầu đạt 8,750 tỷ, tương đương 95%. Trong đó, kỳ hạn 5 không có khối lượng trúng thầu, kỳ hạn 10 năm trúng thầu toàn bộ 3,750 tỷ chào thầu, kỳ hạn 15 năm trúng thầu toàn bộ 4,500 tỷ và kỳ hạn 30 năm trúng thầu toàn bộ 500 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu ở các kỳ hạn lần lượt là 10 năm 2.45% (không thay đổi); 15 năm 2.7% (không đổi) và 15 năm 3.1% (-0.1%) so lần trúng thầu trước.

Ngày 18/7, Ngân hàng Chính sách xã hội chào thầu 3,000 tỷ đồng trái phiếu bảo lãnh. Tổng khối lượng trúng thầu đạt 2,450 tỷ. tương đương 82%. Trong đó. kỳ hạn 3 năm không có khối lượng trúng thầu. kỳ hạn 5 năm trúng thầu toàn bộ 500 tỷ. kỳ hạn 10 năm trúng thầu toàn bộ 1,000 tỷ và kỳ hạn 15 năm trúng thầu 950/1,000 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu ở các kỳ hạn lần lượt là 5 năm 2.3% (-2.5%); 10 năm 2.7% (+0.28%) và 15 năm 3% (+0.46%) so với lần trúng thầu trước.

 

Trên thị trường thứ cấp: Tuần qua, giá trị giao dịch Outright và Repos đạt trung bình 6,814 tỷ đồng/phiên, tăng mạnh so với mức 3,423 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ giảm nhẹ ở các tất cả các kỳ hạn. Chốt phiên 21/7, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1.71% (-0.08%); 2 năm 1.71% (-0.08%); 3 năm 1.76% (-0.09%); 5 năm 1.9% (-0.04%); 7 năm 2.17% (-0.09%); 10 năm 2.44% (-0.16%); 15 năm 2.67% (-0.12%); 30 năm 3.14% (-0.05%) so với phiên đấu thầu trước.

 

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 19/07 (KBNN)  

Biến

động

5 năm

10 năm

2.45%

15 năm 2.70%

30 năm 3.10%

-0.1

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 26/07 (tỷ VND) Khối lượng gọi thầu NHCSXH ngày 25/07 (tỷ VND)

5 năm

500  

10 năm

2,000

1,000

15 năm 2,000

1,000

20 năm 500

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trên thị trường sơ cấp tiếp tục duy trì ở mức cao. Mới tham gia lại thị trường, nhưng tỷ lệ trúng thầu của TPCPBL của NHCSXH đã đạt mức tương đối cao.
  • Thị trường thứ cấp tiếp tục giao dịch tích cực hơn nhiều tuần trước, với mức lợi suất giao dịch giảm ở các kỳ hạn quanh một năm.
  • Thị trường TPCP tiếp tục duy trì trạng thái tích cực trong bối cảnh Chính phủ và NHNN đẩy mạnh chính sách tài khóa và nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ, nhằm đưa vốn ra nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023.

 

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 17-21/7, NHNN chào thầu ở hai kỳ hạn 7 trên kênh cầm cố, với khối lượng là 15,000 tỷ, lãi suất ở mức 4%. Không có khối lượng trúng thầu. Như vậy, tiếp tục không có khối lượng lưu hành trên kênh này. Đồng thời, NHNN tiếp tục không chào thầu tín phiếu NHNN.

Như vậy, không còn khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố và tín phiếu.

 

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá tăng hầu hết trong tuần

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN được điều chỉnh giảm qua các phiên. Chốt ngày 21/7, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,734 VND/USD, tăng 14 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH biến động tăng – giảm đan xen trong tuần. Phiên cuối tuần 21/7, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,660 VND/USD, tăng 30 đồng so với phiên tuần trước đó.

Tỷ giá trên thị trường tự do biến động nhẹ trong tuần. Chốt phiên 21/7, tỷ giá giảm 10 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với cuối tuần trước. Giao dịch tại 23,610 VND/USD ở chiều mua vào và 23,360 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 17/7/2023 Tỷ giá ngày 24/7/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,400 24,836 23,400 24,890 +54

EUR

25,276 27,937 25,111 27,754 -183

JPY

163 180 159 176 -4
GBP 29,477 32,580 29,019 32,074

-506

CHF 26,130 28,880 26,045 28,787

-93

AUD 15,389 17,008 15,177 16,775

-233

CAD 17,027 18,819 17,068 18,865

+46

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Thời gian tới, tỷ giá có thể tiếp tục chịu sức ép từ các yếu tố trong và ngoài nước. Lãi suất điều hành của FED có thể tiếp tục duy trì ở mức cao cho tới cuối năm 2023, trong khi NHNN định hướng nới lỏng linh hoạt chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng. Ngoài ra, lạm phát trong nước có thể trăng từ cuối quý III/2023… Tuy nhiên, cầu ngoại tệ trong nước ổn định, thặng dư thương mại tiếp tục được duy trì, nguồn vốn FDI có dấu hiệu tăng trường trở lại vào nửa cuối năm 2023, các thỏa thuận chào bán cổ phần được thực hiện trong nửa cuối năm và lượng kiều hối tăng trưởng ổn định, chính sách tiền tệ được duy trì linh hoạt.
  • Về phía NHNN, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã bám sát tình hình thị trường để điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, áp lực tỷ giá trong thời gian tới có thể gia tăng nhưng trong mức chấp nhận được của nền kinh tế.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.