Xem phần trước: PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH – Phần 5.2: Chỉ số đòn bẩy tài chính
Trong số bài viết trước, ABS đã giới thiệu với bạn chỉ số nợ trên tổng tài sản và chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu – 2 chỉ số đòn bẩy tài chính được sử dụng phổ biến nhất. Ở bài viết lần này, chúng ta cùng kết thúc phần 5 với hai chỉ số đòn bẩy tài chính khác cũng rất hữu dụng trong phân tích tài chính và đầu tư các bạn nhé.
1. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp dựa vào dòng tiền từ kinh doanh. Chỉ số càng cao cho thấy khả năng trả lãi vay càng tốt và ngược lại.
Trong đó lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay đều nằm trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ, chỉ số khả năng thanh toán lãi vay của Vinhomes trong năm 2022 đạt 20 lần => Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty này trong năm 2022 lớn gấp 22 lần so với chi phí lãi vay ghi nhận trong kỳ.
Ý nghĩa
- Đầu tiên, kết quả tính toán chỉ có ý nghĩa nếu chi phí lãi vay của doanh nghiệp lớn hơn 0. Nếu doanh nghiệp không vay nợ, đồng nghĩa với chi phí lãi vay trong kỳ bằng 0.
- Tiếp theo, chỉ số này hoàn toàn là một công cụ đo lường rủi ro. Lý do chính để một doanh nghiệp sụp đổ đó là không thể trang trải nợ nần khi chúng đến hạn thanh toán (ví dụ như chi phí lãi vay). Do đó, họ cần lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) đủ an toàn để đảm bảo khoản chi phí lãi vay này. Nếu doanh nghiệp không có một mức EBIT an toàn, họ có thể phải bán đi một phần tài sản cơ sở để đổi lấy tiền trang trải cho chi phí lãi vay hoặc ít nhất là phải đàm phán với các chủ nợ và gánh thêm các điều kiện không thuận lợi cho chính mình.
- Thông thường, chỉ số khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì càng tốt. Chỉ số càng cao, doanh nghiệp càng dễ dàng thanh toán các khoản nợ của mình bằng nguồn tiền thu được từ buôn bán kinh doanh, đồng thời cho phép đầu tư và tăng trưởng. Nếu chỉ số này giảm qua thời gian là do EBIT giảm hoặc sử dụng nhiều nợ hơn nhưng EBIT không tăng lên tương ứng với khoản vay bổ sung. Cả hai đều là tin tức ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2. Mức độ đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage – DFL)
Mức độ đòn bẩy tài chính hay DFL đo lường số phần trăm thay đổi của lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS) khi lợi nhuận hoạt động (EBIT) thay đổi 1%. Công thức tính DFL như sau:
DFL cũng có thể được tính bằng công thức sau (đã được chứng minh):
Ví dụ
Ví dụ lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty Cổ phần Vinhomes năm 2022 là 40.719 tỷ đồng, chi phí lãi vay cùng kỳ là 2.076 tỷ đồng. Mức độ đòn bẩy tài chính của Vinhomes trong năm 2022 là 40.719/(40.719 – 2.076) = 1,05. Như vậy khi EBIT của Vinhomes tăng/giảm 1% thì EPS của Vinhomes sẽ tăng/giảm 1,05% (xem thêm bảng 2)
Ý nghĩa
- DFL càng cao, EPS biến động càng nhiều. Vì chi phí lãi vay là một khoản chi phí cố định (gắn liền với mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp), doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỉ lệ nợ cao sẽ khuếch đại lợi nhuận và EPS của chính mình. Điều này rất tốt khi lợi nhuận hoạt động đang tăng nhưng lại là vấn đề nghiêm trọng khi kinh tế gặp khó khăn khiến lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp giảm sút.
- DFL rất hữu dụng trong việc giúp doanh nghiệp xác định tỷ lệ nợ hay đòn bẩy tài chính tối ưu trong cấu trúc vốn của mình. Nếu lợi nhuận hoạt động tương đối ổn định thì lợi nhuận sau thuế và EPS cũng sẽ ổn định, doanh nghiệp có thể và có khả năng tăng nợ để khuếch đại lợi nhuận của mình. Tuy nhiên nếu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có lợi nhuận hoạt động biến động tương đối cao, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc giới hạn sử dụng nợ để việc quản lý được dễ dàng hơn.
Xem thêm các bài viết khác trong series Phân tích chỉ số tài chính
-
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH – Phần 1: Giới thiệu về phân tích chỉ số tài chính
-
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH – Phần 2: Chỉ số khả năng thanh toán
-
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH – Phần 3.1: Chỉ số khả năng sinh lời
-
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH – Phần 3.2: Chỉ số khả năng sinh lời
-
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH – Phần 4.1: Chỉ số hiệu suất hoạt động
-
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH – Phần 4.2: Chỉ số hiệu suất hoạt động
-
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH – Phần 4.3: Chỉ số hiệu suất hoạt động
-
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH – Phần 5: Chỉ số đòn bẩy tài chính
-
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH – Phần 5.2: Chỉ số đòn bẩy tài chính
Series các bài viết khác của ABS
1. Series PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
2. Series ĐỌC HIỂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Huấn luyện viên đầu tư ABS
Follow page ABS để tiếp tục nhận được các bài viết kiến thức đầu tư: Tại đây
Link tải App ABS Invest với đầy đủ bộ công cụ hỗ trợ đầu tư: Tại đây