Chia sẻ:

Bản tin Toàn cảnh Thị trường tiền tệ – Ứng biến thận trọng và linh hoạt

thị trường tiền tệ

Tuần qua, NHTW lớn trên thế giới tỏ ra thận trọng hơn với việc tăng lãi suất. Đáng chú ý, kế hoạch kết thúc sớm chu kỳ tăng lãi suất đang được cân nhắc tại nhiều quốc gia.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Ngân hàng trung ương Úc (RBA) tuyên bố tạm dừng tăng lãi suất.

Ngân hàng trung ương Úc (RBA) đã tạm dừng chu kỳ thắt chặt kéo dài gần một năm. Vào ngày 4/4, RBA tuyên bố giữ nguyên lãi suất ở mức 3.6%, phù hợp với dự đoán của phần lớn các nhà kinh tế và kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, thống đốc RBA Philip Lowe vẫn bỏ ngỏ về việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong giai đoạn tới.

FED có thể tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt.

Báo cáo việc làm vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố cuối tuần trước cho thấy, nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo thêm được 236,000 việc làm mới trong tháng 3 vừa qua. Trong khi tăng trưởng việc làm tháng 2 cũng được điều chỉnh tăng lên 326,000 việc làm mới thay vì 311,000 việc làm mới như số liệu ước tính ban đầu. Do đó, thị trường đang nghiêng về việc Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách diễn ra trong hai ngày 2-3/5 tới.

2. Tin trong nước

Tăng trưởng tín dụng được thúc đẩy nhờ lãi suất giảm.

Việc hạ lãi suất tái cấp vốn của NHNN giúp các TCTD có thể “vay” NHNN với mức chi phí thấp hơn để mở rộng cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Việc giảm lãi suất không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà còn cải thiện kết quả kinh doanh của ngân hàng, vì nếu chi phí cao, hoạt động kinh doanh của khách hàng suy giảm, nợ xấu ngân hàng có thể tăng. Ngoài ra, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác: niềm tin thị trường, thủ tục, … chứ không chỉ đơn thuần là câu chuyện của lãi suất.

Moody’s đã nâng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn của 8 ngân hàng Việt Nam lên 1 bậc.

Việc nâng xếp hạng này phần nào phản ánh sức mạnh kinh tế của Việt Nam đang tăng lên so với các nước cùng nhóm. Đồng thời cho thấy khả năng chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài cũng được cải thiện và các chính sách cũng được đánh giá là hiệu quả hơn. Không những vậy, việc ngân hàng Việt được nâng hạng trong bối cảnh nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn sẽ giúp các ngân hàng Việt thu hút được sự quan tâm đầu tư, hợp tác của các tổ chức tài chính quốc tế.

Sau quyết định của NHNN, đầu tháng 04/2023, các NHTM từ Nhà nước đến tư nhân đều đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động với mức giảm từ 0.3% – 0.8%.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động đã giảm khoảng 0.8-1.2%, tương đương khoảng 1/2 mức tăng trong giai đoạn tháng 10-12/2022.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: Lãi suất bật tăng mạnh trở lại ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống. Chốt ngày 7/4, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 5.06% (+3.56%); 1 tuần 5.20% (+3 %); 2 tuần 5.33% (+2.6%); 1 tháng 5.56% (+1.06%) so với phiên cuối tuần trước đó.

Lãi suất USD: Tăng nhẹ ở kỳ hạn qua đêm và 1 tuần, giảm nhẹ ở các kỳ hạn còn lại. Phiên cuối tuần 7/4, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.63% (+0.01%); 1 tuần 4.75% (+0.02%); 2 tuần 4.88% (-0.02%) và 1 tháng 5% (không thay đổi) so với phiên cuối tuần trước đó.

Thời hạn

Kết tuần 2 tháng 3 (24/3/23) Kết tuần 2 tháng 3 (30/3/23) Kết tuần 2 tháng 3 (07/04/23) Biến động

Qua đêm

1.2 0.9 5.06 +4.16

1 tuần

1.9 1.56 5.2

+3.64

2 tuần 2.9 2.26 5.33

+3.07

1 tháng 4.43 4.24 5.56

+1.32

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Lãi suất liên ngân hàng tuần qua bật tăng mạnh sau khi giảm xuống vùng thấp nhất kể từ tháng 07/2022. Những diễn biến mới nhất trên thị trường liên ngân hàng cho thấy thanh khoản hệ thống có phần bớt dồi dào hơn sau hàng loạt chính sách nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Ngoài ra, đã có ngân hàng tìm đến kênh hỗ trợ của NHNN thông qua hoạt động vay cầm cố giấy tờ có giá sau 12 phiên liên tiếp không được sử dụng.
  • Tuy nhiên, nếu so với mức lãi suất trên 6%/năm hồi tháng 2, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm hiện vẫn còn cách khá xa. Có thể nói những biến động về mặt lãi suất trên thị trường liên ngân hàng chỉ phản ánh cung cầu thanh khoản trong ngắn hạn.
  • Nhiều chuyên gia dự báo Ngân hàng nhà nước có thể tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trong Quý 2 năm 2023. Hiện nay, lạm phát Việt Nam vẫn ở mức vừa phải, NHNN vẫn còn dư địa để giảm tiếp lãi suất điều hành.Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc là nền kinh tế vẫn duy trì lạm phát thấp, thậm chí thấp hơn lạm phát mục tiêu nên áp lực lạm phát Việt Nam cũng giảm bớt.

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 5/4, Kho bạc Nhà nước huy động 12,500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, khối lượng trúng thầu là 7,243 tỷ đồng (đạt 60%). Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được 1,903/4,500 tỷ đồng gọi thầu, 10 năm là 2,000/3,000 tỷ đồng, 15 năm là 2,369/3.000 tỷ đồng và 30 năm là 971/1,500 tỷ đồng. Với lãi suất trúng thầu các kỳ hạn lần lượt là 2.80% (-0.13%); 10 năm 3.3% (-0.15%);15 năm 3.40% (-0.20%) và 30 năm 3.66% (-0.14%) so với lần trúng thầu trước.

 

Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch đạt trung bình 7,633 tỷ đồng/phiên, tăng so với mức 5,205 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Chốt phiên 7/4, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 2.78% (-0.15%); 2 năm 2.88% (-0.05%); 3 năm 2.8% (-0.12%); 5 năm 2.87% (-0.07%); 7 năm 3.06% (+0.26%); 10 năm 3.37% (+0.13%); 15 năm 3.52% (+0.1%); 30 năm 3.88% (-0.04%) so với phiên trước đó.

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 05/04 (KBNN) Biến động so với phiên gọi thầu gần nhất

5 năm

2.8% -0.13%

10 năm

3.3%

-0.15%

15 năm 3.4%

-0.2%

30 năm 3.66%

-0.14%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 12/04 (tỷ VND)

5 năm

2,000
10 năm

3,000

15 năm

3,000

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

Lãi suất trúng thầu tiếp tục xu hướng giảm, Trong tuần qua, lợi suất trái phiếu chính phủ phân hóa, giảm ở các kỳ hạn từ 5 năm trở xuống và tăng ở các kỳ hạn 7 năm – 15 năm. Kết hợp với giá trị giao dịch tăng mạnh so với tuần trước.

Cung cầu trở lại sôi động tạo ra nhiều cơ hội giao dịch hưởng chênh lệch giá cho các thành viên tham gia thị trường. Dự kiến khối lượng giao dịch tiếp tục được duy trì trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều tin tức hỗ trợ thị trường như hiện nay.

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 3 – 7/4, NHNN chào thầu 40,000 tỷ đồng trên kênh cầm cố, kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 5%, có gần 4,400 tỷ đồng khối lượng trúng thầu và không có khối lượng đáo hạn. NHNN không chào thầu tín phiếu và cũng không có tín phiếu đáo hạn trong tuần qua.

Như vậy, NHNN bơm ròng ra thị trường gần 4,400 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố hiện tại tăng lên mức 5,600.91 tỷ đồng, tín phiếu NHNN giữ ở mức 110,699.8 tỷ đồng.

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá tăng giảm đan xen

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng giảm nhẹ trong tuần vừa qua. Chốt ngày 31/3, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,603 VND/USD, tăng nhẹ 3 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH tiếp tục giảm nhẹ 9 đồng so với cuối tuần trước đó. Phiên cuối tuần 7/4, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,450 VND/USD.

Tỷ giá trên thị trường tự do tăng giảm đan xen trong tuần. Chốt phiên 7/4, tỷ giá giảm 10 đồng ở chiều mua vào giữ nguyên ở chiều bán ra so với tuần trước, giao dịch tại 23,410 VND/USD ở chiều mua vào và 23,470 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 03/04/2023

Tỷ giá ngày 10/04/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,450 24,780 23,450 24,730 -50

EUR

24,135 26,675 24,450 27,024 +232

JPY

172 190 169 187

+1

GBP 27,435 30,323 27,845 30,776

+293

CHF 24,390 26,958 24,752 27,357

+333

AUD 14,903 16,471 14,937 16,510

-10

CAD 16,328 18,047 16,596 18,343

-2

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Tuần qua, những tín hiệu tích cực từ Mỹ và nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã được phát đi. Trong đó, số liệu việc làm tháng 3 của Mỹ đã hạ nhiệt so với tháng 2. Úc và nhiều quốc gia khác đã tỏ ra mềm dẻo hơn trong chính sách tiền tệ. Trung Quốc, Nhật Bản tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp. Thêm vào đó, Trung Quốc tiếp tục đạt được những thỏa thuận thanh toán bằng NDT. Những yếu tố bên ngoài này tạo điều kiện cho Việt Nam có thể giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế.
  • Hiện nay, thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ. Trong quý I/2023, NHNN đã 4 tỷ USD, đồng nghĩa bơm tiền ra, giúp hệ thống hiện nay dồi dào thanh khoản. Sau tết, tiền gửi tại hệ thống ngân hàng khá cao. Ngày 30/3/2023, tỷ giá trung tâm ở và tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng khoảng đều giảm 0.4% so với cuối năm 2022.
  • Với những yếu tố tích cực từ bên trong và bên ngoài, NHNN có thể tiếp tục duy trì lãi suất thấp, thậm chí điều chỉnh giảm thêm để tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.